Chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh run chân tay - GS. Lê Đức Hinh
Sẽ không có gì đáng nói nếu bệnh run không phải là một căn bệnh “đặc biệt”. Đặc biệt ở chỗ nó không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại lấy đi tinh thần và nghị lực sống của bệnh nhân, đẩy họ vào sự mặc cảm, tự ti. Không riêng gì bạn Đặng Bá Long mà rất nhiều người đang gặp phải tình cảnh tương tự mà họ chưa biết “ngỏ cùng ai”.
Cũng trong buổi giao lưu này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều băn khoăn của các bạn độc giả trẻ tuổi, như bạn Trần Thị Phượng: “Em bị chứng bệnh run chân run tay cách đây được 2 năm. Không rõ nguyên nhân là do đâu, bệnh càng ngày càng nặng dần, đi lại và cầm nắm rất khó khăn, không làm được việc nặng, giọng nói không chuẩn. Tuổi còn trẻ nên em rất tự ti vào bản thân không được như các bạn cùng trang lứa. Em mong được GS tư vấn điều trị để có cuộc sống tốt hơn”. Ước mong của bạn Phượng cũng là của những người không may mắc bệnh run ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính về một cuộc sống tốt hơn, khi bệnh run không còn là rào cản trong những sinh hoạt hàng ngày, trong giao tiếp xã hội…. Họ đã tìm kiếm những giải pháp để cải thiện nhưng việc điều trị bệnh run còn gặp nhiều khó khăn, do không có thuốc đặc trị chung và phụ thuộc nhiều vào việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Lời khuyên chung của GS Hinh cho các trường hợp run là cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để xác định nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn hướng điều trị. Trong thời gian giao lưu, một số độc giả có chia sẻ với GS về hiệu quả của TPCN Vương Lão Kiện cho bệnh run của mình. Với vai trò của một thầy thuốc, GS Hinh đã trao đổi kinh nghiệm điều trị thực tế của ông với TPCN Vương Lão Kiện: Đáp ứng tốt với các bệnh nhân và không thấy tác dụng không mong muốn. Giáo sư cũng nhấn mạnh những hoạt chất trong TPCN Vương Lão Kiện đã được nghiên cứu và sử dụng tại các nước Châu Âu, người bệnh hoàn toàn có thể tin tưởng và sử dụng lâu dài.
Kết thúc buổi giao lưu với hơn 30 “nỗi niềm” được sẻ chia để một lần nữa người bệnh run nói riêng và cộng đồng nói chung hiểu hơn về những “điều khó nói” này. “Nếu bạn là một bệnh nhân run, đừng mặc cảm và mất tự tin vào bản thân; nếu bạn có người thân bị run, hãy luôn lắng nghe và cảm thông với họ” là những lời khuyên mà GS Hinh muốn nhắn nhủ. Chúng tôi hy vọng, buổi giao lưu thực sự là cầu nối giữa người bệnh với các GS đầu ngành để chung tay phòng chống bệnh run, khi căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức.
Video buổi giao lưu trực tuyến của GS Lê Đức Hinh về bệnh run chân tay
Quý độc giả có thể theo dõi toàn bộ nội dung buổi giao lưu trực tuyến tại website: http://tuvansuckhoe24h.com.vn
Bình luận