Chỉ số đường huyết sau ăn 2h tăng cao có nguy hiểm không?
Thưa bác sĩ, tôi năm nay 45 tuổi, mới phát hiện bệnh tiểu đường. Có một điều tôi rất lo là đường huyết sau ăn 2h của tôi thường tăng cao. Xin hỏi đường huyết sau ăn 2h tăng cao có ảnh hưởng như thế nào đến người bị bệnh tiểu đường? Chỉ số này ở mức bao nhiêu là tốt nhất?
Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 loại nào tốt nhất?
Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cách đây vài hôm. Khi đi khám, đường huyết của tôi khá cao và bác sĩ yêu cầu tôi phải sử dụng thuốc. Vậy thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 gồm những loại nào và loại nào tốt nhất? Có phương pháp nào khác giúp cải thiện tình trạng đường huyết của tôi không?
Quả hạch (óc chó, hạnh nhân, mắc ca) có tốt cho người tiểu đường?
Ba tôi năm nay 60 đã điều trị bệnh tiểu đường 5 năm. Gần đây tôi đọc được bài báo nói rằng các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân, macca rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Vậy ba tôi bị bệnh tiểu đường có nên ăn các loại quả hạch không?
Tê tay có phải biến chứng của bệnh tiểu đường không?
Đối với bệnh đái tháo đường loại 2, ngay ở thời điểm mới chẩn đoán đã có thể xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng. Tê tay, tê chân có thể là một dạng biến chứng về thần kinh, cảm giác giống như kiến bò, kim châm… Chúng thường đối xứng hai bên và xảy ra về đêm, đa số ở chi dưới nhiều hơn chi trên. Nên hãy kiểm tra lại mức đường huyết có trong tầm cho phép hay không để tránh những biến chứng của bệnh. Cũng có thể đây là hội chứng ống cổ tay, mạch máu ở tay bị chèn hay căng cơ nên chỉ bị một bên tay. Bạn nên đi kiểm tra kỹ hơn ở khoa chấn thương chỉnh hình để có những giải pháp điều trị tốt nhất.
Uống thuốc thảo dược để thay thế thuốc tiểu đường được không?
Các loại thuốc nam, thuốc bắc, thực phẩm chức năng mà không rõ nguồn gốc thì tốt nhất các bạn đừng nên sử dụng. Nhiều bệnh nhân cho rằng uống nhiều thuốc tây sẽ bị nóng, và tự ý chuyển đổi loại thuốc, khi đó có nguy cơ làm bệnh diễn biến nặng hơn. Ví dụ, lá mật gấu không giúp trị tiểu đường như dân gian vẫn đồn đoán, ngược lại gây tổn thương gan, thận,… Nên cần phải cân nhắc, chỉ sử dụng thuốc trong sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ.
Người tiểu đường nên ăn như thế nào để không bị tăng đường huyết?
Lượng đường trong máu của bạn như vậy là bình thường. Nên theo dõi và kiểm tra lại, có thể những triệu chứng này xảy ra trùng hợp khi bạn đang mắc một số bệnh khác như nhiễm siêu vi, sốt, cảm cúm…
Sỏi thận có phải biến chứng của tiểu đường?
Sỏi thận là một căn bệnh không liên quan đến đái tháo đường. Khi bị đái tháo đường ảnh hưởng đến thận, thì có những tổn thương nhưng không phải sỏi thận mà là: tiểu đạm vi thể (trong nước tiểu xuất hiện một lượng đạm nhỏ); tiểu đạm đại thể; cuối cùng ảnh hưởng chức năng thận và dẫn đến suy thận mãn tính giai đoạn cuối, phải lọc thận định kỳ. Bạn chỉ bị sỏi thận thì có thể uống nhiều nước để tiểu ra viên sỏi, hoặc nếu viên sỏi lớn hơn thì nên phẫu thuật sớm để lấy nó ra.
Mắt mờ nhòe do tiểu đường có nên mổ không?
Mẹ bạn bị đái tháo đường có thể dẫn đến những tổn thương ở mắt như xuất huyết võng mạc, bong võng mạc, bệnh võng mạc tăng sinh, đục thủy tinh thể… Tùy theo từng loại tổn thương mà bác sĩ chỉ định mổ mắt, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nội tiết, bác sĩ chuyên khoa mắt, làm các xét nghiệm để chắc chắn mẹ ổn định mức đường huyết, huyết áp, thì mới có thể đảm bảo trải qua phẫu thuật an toàn.Bệnh nhân tiểu đường cần có lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện phẫu thuật mắt
Tiểu đường tuýp 2 có khả năng sinh con không?
Bạn vẫn có khả năng có con và nên tiếp tục điều trị bệnh đái tháo đường theo hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ cần kiểm soát 3 thông số đạt tiêu chuẩn: đường huyết đói (80-130 mg/dL), đường huyết sau ăn (dưới 180 md/dL), và chỉ số HbA1c (dưới 7%), khi đó bệnh gần như đã được kiểm soát tốt. Ngoài ra bác sĩ sẽ tầm soát thêm về mắt, thận để có biện pháp can thiệp sớm. Tuy nhiên, khi có con, bạn cũng nên tư vấn và tầm soát sớm cho con, như vậy có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh ngay từ giai đoạn sớm nhất.
Khi mang thai bị tiểu đường cần chú ý những gì?
Tôi được biết nếu sinh con nặng cân thì có dấu hiệu của bệnh tiểu đường, điều đó có đúng không? Và khi đang mang thai mà bị tiểu đường thì cần chú ý điều gì?
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ và cách phòng ngừa hiệu quả
Em mới mang thai và rất lo mình bị tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân gây ra bệnh này là gì ạ? Có cách nào giúp em không bị tiểu đường thai kỳ không?
Đường huyết 8 mmol/l và HbA1c 8.3% bị đái tháo đường tuýp 2 chưa?
Cho em hỏi người bệnh có kết quả đo đường huyết là 8 mmol/l và HbA1c là 8.3% thì bị đái tháo đường tuýp 2 hay là đái tháo đường không phụ thuộc insulin?