Bạn chỉ cần uống 1 viên thuốc để giảm đau, vài ngày kháng sinh để chữa nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nhẹ… nhưng bạn phải điều trị bệnh tiểu đường type 2 cả đời. Bởi sự nỗ lực của hệ thống Y tế thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa dứt bệnh. Tính tới thời điểm này, muốn điều trị tiểu đường type 2 hiệu quả, không đơn giản chỉ dừng ở việc dùng thuốc, mà bạn cần có sự am hiểu nhất định về bệnh để phối hợp thêm nhiều giải pháp không dùng thuốc, chẳng hạn như ăn uống, tập luyện và giảm cân.

Điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc

Thành công của việc điều trị bệnh tiểu đường được quyết định bởi hơn 50% các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Do xuất phát điểm của căn bệnh này chủ yếu đến từ thói quen sống, chế độ ăn, tập luyện chưa thực sự khoa học, dẫn tới tình trạng kháng insulin, từ đó khiến đường trong máu “leo thang”.

Cac-bien-phap-khong-dung-thuoc-giup-nang-cao-hieu-qua-dieu-tri-tieu-duong-type-2

Các biện pháp không dùng thuốc giúp nâng cao hiệu quả điều trị tiểu đường type 2

Theo dõi đường huyết

Theo dõi đường huyết là khâu cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường type 2. Dựa vào kết quả đo đường huyết mà người bệnh có thể biết được nguy cơ xảy ra các biến chứng, điều chỉnh chế độ ăn và đến gặp bác sỹ để điều chỉnh thuốc điều trị nếu cần thiết.

Kiểm tra nồng độ đường huyết bằng máy đo đường cá nhân đã được ứng dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Người bệnh không cần phải đến bệnh viện để xét nghiệm máu nếu kết quả đo bằng máy cá nhân là bình thường. Việc sử dụng chiếc máy này rất đơn giản, bất kỳ người bệnh nào cũng có thể thực hiện được.

Người bệnh nên đo đường huyết tối thiểu 1 - 2 lần mỗi ngày, tốt nhất 4 lần/ngày vào lúc trước khi đi ngủ, trước khi ăn, sau ăn 2h và trước khi tập thể dục. Nếu kết quả đo tốt, có thể kiểm tra 1 lần cho thời gian vài tuần. Kết quả đo nên được ghi chép lại các kết quả này vào một cuốn sổ để theo dõi.

Ăn uống lành mạnh và giảm cân

Người bệnh nên dành thời gian hỏi ý kiến của bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn phù hợp. Tuy nhiên, những tư vấn này chỉ mang tính tham khảo, người bệnh phải tự cân đối cho phù hợp dựa trên các kết quả đo đường huyết mỗi ngày. Nếu thừa cân, người bệnh cần giảm cân ngay, bởi thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường.

Một số lời khuyên về chế độ ăn của người bệnh tiểu đường:

- Giảm đường, bột: Thay thế các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu đỗ, gạo lứt, bánh mì đen, lúa mì, yến mạch… bằng nguồn tinh bột từ bánh mì trắng, bánh kẹo ngọt, cơm trắng…

- Bổ sung rau xanh, chất xơ: Rau xanh và chất xơ không chỉ có lợi cho việc tiêu hóa, mà còn có khả năng làm chậm hấp thu đường và chất béo khi ăn.

- Lựa chọn nguồn chất béo lành mạnh:Chất béo từ thực vật, chất béo chưa bão hòa là nguồn chất béo có lợi, làm giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu ở người bệnh tiểu đường.

Nguoi-tieu-duong-nen-an-nhieu-rau-xanh-chat-xo
Người tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ

 

Thường xuyên tập thể dục

 

Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng với người bệnh tiểu đường type 2. Đây là cách để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trước sự tấn công của bệnh tật, ngoài ra, các hoạt động thể chất còn giúp:

- Giảm lượng đường trong máu không cần thuốc

- Đốt cháy năng lượng dư thừa và chất béo để kiểm soát cân nặng

- Cải thiện lưu thông máu và huyết áp

- Giảm căng thẳng, áp lực với não bộ

Điều trị tiểu đường type 2 bằng thuốc

Do sự tiến triển âm thầm, không bộc lộ các triệu chứng rõ rệt. Khi phát hiện, nồng độ glucose trong máu đã tăng cao, tình trạng đề kháng insuslin diễn ra mạnh mẽ, đồng thời tuyến tụy bị suy kiệt bởi trong thời gian dài, dẫn tơi thiếu hụt cả số lượng và chất lượng insulin. Lúc này, chế độ ăn, tập luyện có thể không đủ để giữ cho đường huyết trong giới hạn cho phép mà cần bổ sung thuốc điều trị, nhằm giữ đường huyết trong mức mục tiêu.

Có rất nhiều thuốc điều trị tiểu đường, mỗi nhóm sẽ có cơ chế tác động khác nhau để hạ đường huyết:

- Nhóm ức chế alpha-glucosidase (Acarbose): làm chậm giải phóng carbonhyrat thành đường, nhờ đó làm giảm đường huyết.

- Nhóm biguanide: Metfomin là thuốc an toàn nhất trong nhóm thuốc này, là tiêu chuẩn đầu tay trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 2. Thuốc có tác dụng làm tăng dự trữ glucose ở gan, tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào, nhờ đó hạ đường huyết. Ưu điểm của Metfomin là ít gây tác dụng phụ hạ đường huyết và không gây tăng cân khi sử dụng dài ngày.

- Nhóm sulfonylurea (glibenclamide, gliclazide, glimepiride…): Diamicron (hoạt chấtgliclazide) là thuốc được chỉ định phổ biến nhất trong nhóm sulfonylurea. Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích tuyến tụy làm tăng tiết insulin.

- Nhóm thiazolidinedione (Pioglitazone, rosiglitazone): Có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin với tế bào cơ và tế bào mỡ, nhờ đó giảm đề kháng insulin.

- Nhóm ức chế enzyme DPP IV (sitagliptin, linagliptin, saxagliptin): Enzym DPP IV có nhiệm vụ kích thích cơ thể sản sinh glucagon – hormon giúp làm tăng đường huyết sau khi ăn. Nhờ sự ức chế hoạt động của DPP IV sẽ làm giảm đường huyết.

- Thuốc tiêm có tác dụng tương tự GLP-1 (exenatide): GLP-1 là một thụ thể có tác dụng tăng tiết insulin, đồng thời làm giảm co bóp của dạ dày nên giúp người bệnh có cảm giác no lâu sau khi ăn. Exenatide hoạt động tương tự như thụ thể GLP-1 nên giúp hạ đường huyết.

- Thuốc uống Meglitinides: có tác dụng làm tăng tiết insulin nhanh chóng sau khi ăn.

- Thuốc ức chế SGLT2: ngăn cản sự tái hấp thu glucose vào máu tại tiểu quản thận, từ đó làm giảm lượng glucose trong máu

Nguoi-benh-tieu-duong-can-ghi-nho-su-dung-thuoc-theo-khuyen-cao-cua-bac-si

Người bệnh tiểu đường cần ghi nhớ sử dụng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ

Khi thuốc uống để hạ đường huyết tỏ ra kém hiệu quả, hoặc người bệnh trong các đợt đường huyết tăng quá cao do ốm sốt, nhiễm trùng, stress kéo dài, chấn thương, phẫu thuật… sẽ được chỉ định bổ sung trực tiếp insulin. Insulin được sử dụng bằng đường tiêm vì nếu uống, axit dạ dày sẽ phân hủy lượng insulin uống vào. Dưới đây là một số dạng insulin thường dùng:

- Insulin tác dụng nhanh (Humalog): có tác dụng nhanh, phải được tiêm ngay trước bữa ăn.

- Insulin chậm (Humulin): là loại insulin thường được dùng hai lần mỗi ngày và có tác dụng kéo dài trong vòng 12 giờ.

- Insulin kéo dài (Lantus): chỉ cần dùng một lần mỗi ngày và có tác dụng kéo dài đến 24 giờ.

Việc điều trị bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ. Người bệnh tiểu đường type 2 có thể phối hợp các cách điều trị đã được nêu trong bài viết để kiểm soát tốt biến chứng, đẩy lùi căn bệnh này.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo

http://www.nytimes.com/health/guides/disease/type-2-diabetes/overview.html

http://www.newhealthguide.org/Type-2-Diabetes-Treatment.html

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận