Người bệnh tiểu đường có ăn được khoai lang không? Có ăn được chuối, táo, bưởi…  không? Là những câu hỏi thường gặp nhất của các chuyên gia nội tiết – đái tháo đường. Sau đâu là giải đáp về câu hỏi “Tiểu đường có được ăn khoai lang không” và hướng dẫn cách ăn không làm tăng đường máu sau ăn.

Câu hỏi: Thưa bác sỹ, tôi bị tiểu đường nhưng rất thích ăn khoai lang, người nhà tôi lại nói rằng không nên ăn vì khoai lang nhiều tinh bột sẽ gây tăng đường máu. Bác sỹ giải đáp giúp tôi: Bị tiểu đường có ăn được khoai lang không? Có cách gì để không bị tăng đường máu sau khi ăn khoai lang không? Cảm ơn bác sỹ rất nhiều.

Giải đáp của chuyên gia

Nhiều người lầm tưởng rằng khoai lang nhiều tinh bột sẽ gây tăng đường huyết sau ăn. Trên thực tế, đây là một loại thực phẩm thân thiện với người bệnh tiểu đường bởi dù chứa tinh bột nhưng lại hầu như không có chất béo và rất ít calo (năng lượng).

So với khoai tây, khoai lang cung cấp nhiều chất xơ (giúp kiểm soát đường huyết và cân nặng); kali (giúp ổn định huyết áp) và vitamin A (có lợi cho mắt). Một củ khoai lang cỡ vừa khi nướng cả vỏ chỉ chứa vỏn vẹn 103 calo, tức là bằng nửa chén gạo lức (khoảng hơn 1 lạng). Nhiều nghiên cứu tại Anh cho thấy, khoai lang chứa adiponectin có xu hưởng cải thiện quá trình trao đổi chất và điều chỉnh nồng độ insulin, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

 

Tiểu đường có ăn được khoai lang không?

Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể gặp rắc rối nếu ăn quá nhiều khoai lang cùng một lúc và chế biến khoai lang không đúng cách cũng có thể làm tăng đường huyết.

Để phòng ngừa tăng đường huyết sau khi ăn khoai lang, bạn nên:

 - Ăn khoai lang chín và ăn cả vỏ, không nên ăn khoai sống vì có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và gây tăng đường huyết nhanh hơn.

- Khi chế biến khoai lang, bạn không nên cho thêm đường, sữa, bơ hoặc chất ngọt nào khác. 

- Tốt nhất, bạn có thể an khoai lang vào bữa sáng cùng một chút bơ, hoặc rau salat.
Chúc bạn sức khỏe! 

Bình luận