Januvia (Sitagliptin) là thuốc hạ đường huyết cho người tiểu đường type 2. Vậy cách dùng thuốc này như thế nào, dùng lâu dài có tác dụng phụ gì không, khi sử dụng cần lưu ý gì… Tất tần tật các kiến thức liên quan tới sử dụng thuốc tiểu đường Januvia sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Thuốc Januvia (Sitagliptin) được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Thuốc Januvia (Sitagliptin) được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Thông tin cần biết về thuốc Januvia

Thuốc Januvia được bào chế dưới dạng viên nén, do Merck (MSD) - một hãng dược phẩm lớn của Đức sản xuất. Loại thuốc trị tiểu đường này có các đặc trưng cơ bản như sau:

Tác dụng của thuốc Januvia

Thuốc tiểu đường Januvia có tác dụng giúp hạ đường huyết ở người tiểu đường type 2. Sở dĩ có tác dụng này là bởi Januvia chứa Sitagliptin - một thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế  enzyme dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4). 

Các thuốc trong nhóm ức chế DPP-4 đều có tác dụng làm tăng hoạt tính incretin, cụ thể là tăng nồng độ của hormon Glucagon Like Peptide 1 (GLP-1), từ đó kích thích tế bào beta tuyến tụy tăng sản xuất insulin hạ đường huyết, đồng thời giúp giảm tiết Glucagon (hormon gây tăng lượng đường trong máu), giảm sản xuất glucose tại gan.

So với các thuốc hạ đường huyết Sulfamid (Gliclazide, Glimepiride…) trước đây, Januvia (Sitagliptin) có ưu điểm vượt trội hơn là không gây hạ đường huyết quá mức.

Ai nên dùng thuốc Januvia?

Januvia được chỉ định dùng cho bệnh nhân tiểu đường type 2, kết hợp với chế độ ăn kiêng và vận động thể lực, để giảm đường huyết. Thuốc có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với một số thuốc khác trong phác đồ điều trị như: Metformin, Sulfamid hạ đường huyết, chất chủ vận PPAR-y ( thiazolidinediones), Insulin.

Bạn đang gặp tình trạng đường huyết cao và không biết có nên dùng Januvia giảm đường huyết hay không? Đừng ngần ngại gọi đến chuyên gia để được giải tỏa lo lắng, băn khoăn ngay lập tức!

Thiết kế chưa có tên (2).png​​

Các loại thuốc Januvia

Trên thị trường có 3 loại hàm lượng của Januvia. Đó là Januvia 25mg, Januvia 50mg và Januvia 100mg. Thông thường người bệnh sẽ được dùng từ hàm lượng thấp sau đó tăng dần theo đáp ứng của cơ thể.

Thuốc Januvia có 3 hàm lượng: 25mg, 50mg, 100mg

Thuốc Januvia có 3 hàm lượng: 25mg, 50mg, 100mg

Giá thuốc Januvia là bao nhiêu?

Giá thuốc Januvia thường rơi vào khoảng hơn 500.000/1 hộp, cụ thể:

  • Giá Januvia 25mg hộp 2 vỉ x 14 viên nén bao phim: 525.000đ/hộp
  • Giá Januvia 50mg hộp 2 vỉ x 14 viên nén bao phim: 518.000đ/hộp
  • Giá Januvia 100mg hộp 2 vỉ x 14 viên nén bao phim: 515.000đ/hộp

Mức giá này sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào từng thời điểm và chính sách giá của mỗi nhà thuốc. Bạn nên đến trực tiếp hiệu thuốc ở gần nhà để biết được mức giá chính xác hơn.

Cách sử dụng thuốc Januvia hiệu quả, an toàn

Người bệnh tiểu đường phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc Januvia. Cách đơn giản nhất để vừa đạt hiệu quả và vừa giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ là uống thuốc hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng

Liều dùng Januvia khuyến cáo là 100 mg, ngày 1 lần khi dùng đơn độc. Mức liều này có thể thấp hơn nếu kết hợp Januvia với insulin hoặc thuốc thuộc nhóm sulfamid hạ đường huyết. Đối với các bệnh nhân có vấn đề về thận (suy thận từ trung bình đến nặng), liều dùng của Januvia cũng chỉ khoảng 25mg - 50mg/ngày. 

Để có hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tuân theo đúng liều dùng đã được chỉ định.

Cách dùng

Januvia có thể dùng trước khi ăn hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày bằng cách nuốt nguyên viên thuốc mỗi ngày 1 lần. Bạn nên uống thuốc vào các thời điểm cố định trong ngày để tránh quên uống thuốc.

Trong trường hợp quên một liều theo chỉ định bác sĩ đưa ra, bạn cần uống liều đó ngay khi nhớ ra, càng sớm càng tốt. Còn nếu thời gian nhớ ra đã gần liều kế tiếp, bạn tiếp tục dùng liều kế tiếp vào đúng thời gian đã được chỉ định như kế hoạch ban đầu. 

Lưu ý, không được dùng bù thuốc bằng cách uống gấp đôi liều thông thường trong lần dùng thuốc kế tiếp.

Tuyệt đối không uống Januvia gấp đôi liều để bù liều thuốc đã quên

Tuyệt đối không uống Januvia gấp đôi liều để bù liều thuốc đã quên

Các tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng Januvia

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc Januvia (Sitagliptin) là: đau đầu, viêm mũi họng và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Ngoài ra, trong 1 số ít trường hợp, Januvia (Sitagliptin) có thể gây viêm tụy và phản ứng quá mẫn. 

Bạn có thể được bác sĩ cảnh báo về các dấu hiệu của viêm tụy cấp như đau bụng nặng và dai dẳng. Tình trạng này sẽ giảm đi sau khi ngưng sử dụng thuốc, rất hiếm khi gây ra viêm tụy nặng (viêm tụy hoại tử, xuất huyết). 

Về phản ứng quá mẫn, không có nhiều báo cáo ghi lại tác dụng phụ này. Thông thường, các phản ứng quá mẫn nhẹ như dị ứng, nổi mẩn sẽ xảy ra trong khoảng 3 tháng đầu dùng Januvia (Sitagliptin). Hiếm có trường hợp bị quá mẫn nặng như sốc phản vệ, phù mạch, da tróc vảy và hội chứng Stevens-Johnson. 

Nếu có phản ứng quá mẫn, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc đồng thời theo dõi và điều trị thay thế bằng một loại thuốc tiểu đường khác.

Một số tác dụng phụ khác của Januvia (Sitagliptin) cũng đã được ghi nhận là bệnh viêm kẽ phổi, đau ở ngoại vi, đau khớp, đau cơ, viêm xương khớp, nôn, táo bón, hạ đường huyết (khi dùng kết hợp với các thuốc tiểu đường khác).

Lưu ý để sử dụng thuốc Januvia không gặp tác dụng phụ

Để Januvia mang lại hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhất, hạn chế các tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn lưu ý những vấn đề sau:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn mà bác sĩ điều trị đưa ra.
  • Ghi lại tất cả các loại thuốc đã dùng để bác sĩ sớm xác định chính xác các tương tác thuốc và tác động xấu do quá liều thuốc gây ra. Bởi một số thuốc như thuốc chẹn beta (metoprolol , propranolol), thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp (timolol)... có thể che lấp tác dụng phụ của Januvia.
  • Không dùng hoặc hạn chế tốt đa rượu, bia, chất kích thích trong quá trình điều trị.
  • Nếu bạn gặp vấn đề hay có tiền sử với thận, tụy, sỏi mật… hãy chủ động chia sẻ điều này với bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Cần kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.

Bên cạnh các loại thuốc tây điều trị như Januvia, người bệnh có thể kết hợp thêm với các thảo dược như Câu kỳ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn. Sự kết hợp này giúp tăng cường tác dụng kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng, đặc biệt là hạn chế tình trạng tăng liều thuốc tây, giảm tác hại của thuốc tây gây ra trên gan, thận, dạ dày…

Hi vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn sớm biết Januvia là gì, sử dụng Januvia như thế nào mới đúng cách và an toàn. Mọi băn khoăn khác về thuốc Januvia hoặc bất kỳ thuốc tiểu đường nào khác, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết để nhận được câu trả lời cụ thể.

Tham khảo: 

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-145704/januvia-oral/details

https://www.rxlist.com/januvia-drug.htm

 

Thông tin đến bạn:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - Viên uống thảo dược được tin dùng từ 2008

Với sự kết hợp của bộ 04 thảo dược quý: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn và hoạt chất Alpha lipoic acid, TPBVSK Hộ Tạng Đường là một trong những sản phẩm tiên phong trong ứng dụng thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Ra đời từ năm 2008, TPBVSK Hộ Tạng Đường đã có mặt trên nhiều nhà thuốc lớn nhỏ. Hiệu quả được khẳng định qua gần 15 năm có mặt trên thị trường với các công dụng chính:

  • Hỗ trợ hạ đường huyết và ổn định chỉ số đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
  • Hỗ trợ giảm cholesterol máu

1.png

Thiết kế chưa có tên (2).png

Sản phẩm có thể sử dụng kết hợp với thuốc tiểu đường Januvia hoặc bất kỳ thuốc tiểu đường nào khác.

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận