Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, thần kinh, thận mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng mắt nguy hiểm. Trong đó 70% bệnh nhân tiểu đường lâu năm sẽ mắc các biến chứng mắt, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Để hiểu rõ hơn về biến chứng này đọc ngay bài viết sau.

Các biến chứng mắt thường gặp do bệnh tiểu đường

Người tiểu đường nếu không biết cách kiểm soát tốt đường huyết sẽ dễ dàng gặp các biến chứng về mắt. Cụ thể các biến chứng thường gặp như:

Glôcôm (cườm nước, thiên đầu thống): Theo thống kê có khoảng 40% người tiểu đường mắc bệnh này. Bệnh chủ yếu do áp lực nội nhãn tăng cao, gây tổn thương các tế bào võng mạc và thần kinh thị giác, dẫn đến giảm thị lực. 

Triệu chứng thường gặp bao gồm: đau mắt, nhức đầu, chảy nước mắt, mờ mắt, buồn nôn, nhìn thấy quầng sáng trước mắt,...

Đục thủy tinh thể (cườm khô): Thủy tinh thể bị đục mờ, khiến tầm nhìn trở nên mờ ảo, như có sương mù che phủ trước mắt do đường trong máu tăng cao. Do một phần glucose chuyển thành đường sorbitol, loại đường này tích tụ ở mắt khiến protein bị lắng cặn ở phần trung tâm thủy tinh thể. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.

Biến chứng tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa


Biến chứng tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa

Phù hoàng điểm và bệnh võng mạc không tăng sinh: Đường máu tăng cao dẫn đến các mạch máu nhỏ ở đáy mắt bị giãn, tạo thành các túi nhỏ gây tắc mạch và làm tổn thương chức năng võng mạc. Triệu chứng thường gặp là nhìn hình méo mó, thị lực giảm nhanh chóng hoặc có thể mất hoàn toàn.

Bệnh võng mạc tăng sinh: Xuất hiện các tân mạch ở võng mạc, đĩa thị, xơ mạch võng mạc - dịch kính, có thể có tân mạch mống mắt. Khi mạch máu mới vỡ, máu sẽ tràn ra che lấp đường nhìn và dẫn đến giảm thị lực. Các tân mạch cũng có thể tạo thành xơ sẹo ở võng mạc, gây bong võng mạc.

Võng mạc tăng sinh là biến chứng xảy ra khi đường máu tăng cao

Võng mạc tăng sinh là biến chứng xảy ra khi đường máu tăng cao

Giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Kiểm soát tốt đường huyết: Đây là yếu tố quan trọng nhất để phòng ngừa biến chứng mắt do bệnh tiểu đường. Cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bao gồm sử dụng thuốc hạ đường huyết, chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên.

Thường xuyên kiểm tra đường huyết định kỳ

Thường xuyên kiểm tra đường huyết định kỳ

Khám mắt định kỳ: Nên đi khám mắt ít nhất mỗi năm một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu có nguy cơ cao bị biến chứng mắt. Việc khám mắt sớm giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nặng.

Kiểm soát huyết áp và cholesterol: Huyết áp và cholesterol cao cũng là những yếu tố nguy cơ gây biến chứng mắt do bệnh tiểu đường. Do đó, cần kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống.

Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng mắt do bệnh tiểu đường. Do đó, cần cai thuốc lá hoàn toàn để bảo vệ sức khỏe mắt.

Giảm cân (nếu thừa cân hoặc béo phì): Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc biến chứng mắt do bệnh tiểu đường. Do đó, cần giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì.

Sử dụng thảo dược phòng ngừa biến chứng mắt ở người bệnh tiểu đường

Để cải thiện biến chứng bàn chân ở người tiểu đường, người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn... Đây là các thảo dược không chỉ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết một cách an toàn, tự nhiên, bền vững mà còn có khả năng tác dụng sâu vào căn nguyên gây biến chứng tiểu đường, từ đó hạn chế những tổn thương do đường huyết cao gây ra trên tim, thận, mắt, thần kinh:

- Câu kỷ tử: Ức chế enzym alpha-glucosidase, giảm tích tụ sorbitol trong tế bào, nhờ đó hỗ trợ giảm nguy cơ gây ra đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc ở người bệnh tiểu đường.

- Nhàu: Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tăng tốc độ lành vết thương ở người bệnh tiểu đường.

- Mạch môn: Hoạt chất MDG-1 hỗ trợ ức chế xơ hóa cầu thận, làm chậm tiến triển của suy thận do tiểu đường.

- Hoài sơn: Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng thần kinh tiểu đường, hỗ trợ giảm tê bì tay chân, khô ngứa da... nhờ cơ chế kích thích yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF.

Hy vọng thông tin trong bài viết này đã phần nào giải đáp cho bạn về “biến chứng mắt ở người tiểu đường” cũng như giải pháp giúp đẩy lùi và phòng ngừa biến chứng đó. Nếu như bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn hay thắc mắc về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất cho bạn!

 

Bình luận