Polyp túi mật là những u nhú hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Đây là một căn bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Vậy polyp túi mật có nguy hiểm không? Tất cả những nội dung xoay quanh vấn đề này được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

Polyp túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Polyp túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Giải đáp chi tiết bị polyp túi mật có nguy hiểm không

92% polyp túi mật có bản chất lành tính. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn nhận định polyp túi mật có nguy hiểm vì 3 lý do sau:

1. Polyp túi mật phát triển thầm lặng

Phần lớn người bệnh chỉ phát hiện bị polyp túi mật tình cờ khi đi khám định kỳ hoặc đi siêu âm vì một vấn đề sức khỏe khác. Ngay cả khi polyp > 10mm (có nguy cơ ung thư), bệnh vẫn có thể không gây ra biểu hiện gì khó chịu. Điều này khiến nhiều người bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị và buộc phải cắt túi mật để giảm rủi ro ung thư.

2. Polyp túi mật có nguy cơ gây ung thư túi mật

Tỷ lệ polyp trong túi mật chuyển thành ung thư là 8%. Dù không cao nhưng đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Một khi mắc phải sẽ không thể điều trị khỏi, bệnh nhân bị rút ngắn tuổi thọ nhanh chóng, thậm chí tử vong chỉ sau 1 vài năm mắc bệnh.

3. Polyp túi mật có thể gây biến chứng trên gan mật

Cũng như sỏi mật, polyp có thể sẽ gây tắc nghẽn làm ứ trệ dịch mật, từ đó gây viêm túi mật với một số biểu hiện đặc trưng như: đầy trướng, khó tiêu, đau tức mạn sườn phải, buồn nôn và nôn, đặc biệt khi ăn thức ăn chiên xào, nhiều cholesterol.

Biết được bị polyp túi mật có nguy hiểm không sẽ giúp bạn bớt chủ quan, chủ động điều trị ngay từ khi phát hiện bệnh, kể cả khi polyp chưa gây bất kỳ rủi ro nào.

Dấu hiệu cảnh báo polyp túi mật trở nên nguy hiểm

Polyp túi mật có nguy cơ phát triển ung thư hoặc gây biến chứng, nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh trong một số trường hợp dưới đây:

  • Một polyp và polyp có chân rộng (polyp không cuống).
  • Túi mật có nhiều polyp (đa polyp).
  • Kích thước polyp lớn (hơn 10mm).
  • Polyp phát triển nhanh bất thường (lan rộng hoặc tăng thêm về số lượng cũng như kích thuớc trong thời gian ngắn)
  • Polyp có triệu chứng và gây viêm túi mật thường xuyên. 

Nếu có những dấu hiệu này thì người bệnh nên nhanh chóng đến viện để được thăm khám và xử trí kịp thời. Bởi mức độ polyp túi mật có ảnh hưởng gì không sẽ phụ thuộc vào việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Polyp túi mật có chân lan rộng có nguy cơ cao chuyển thành u ác tính

Polyp túi mật có chân lan rộng có nguy cơ cao chuyển thành u ác tính

Cách phòng ngừa polyp túi mật chuyển thành ung thư

Giữ một tinh thần thoải mái và trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe, kết hợp sử dụng các thảo dược Đông y hỗ trợ tăng cường chức năng gan mật sẽ giúp người bệnh không cần lo lắng polyp túi mật có sao không.

Nổi bật nhất trong số các giải pháp hỗ trợ từ Đông y là bài thuốc 8 thảo dược quý: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã làm sáng tỏ hiệu quả toàn diện trên gan mật của bài thuốc này. Cụ thể:

  • Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác: Giúp tăng cường chức năng gan, lợi mật, hỗ trợ làm teo nhỏ polyp cholesterol.
  • Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo: Giúp tăng co bóp túi mật, tránh dịch mật lắng đọng làm polyp tăng kích thước, hỗ trợ cải thiện triệu chứng do polyp gây ra (nếu có), hạn chế polyp tăng kích thước và tiến triển thành ung thư.
  • Hoàng bá, Sài hồ: Giúp kháng khuẩn, kháng viêm, phòng ngừa biến chứng viêm túi mật do polyp gây ra.

Cùng lắng nghe phân tích cụ thể về hiệu quả của bài thuốc 8 thảo dược quý với người bệnh polyp túi mật qua chia sẻ của TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội) trong video sau:

Bài thuốc 8 thảo dược quý mở ra hy vọng mới cho người bệnh polyp túi mật

Bên cạnh việc sử dụng thảo dược, người bệnh polyp túi mật cũng đừng quên thực hiện các lời khuyên sau:

  • Theo dõi sát sự phát triển của polyp: Tần suất thăm khám định kỳ là 1 năm/lần nếu kích thước polyp dưới 5mm và không có yếu tố nguy cơ ác tính (tuổi trên 50, tiền sử bị viêm xơ đường mật, thành túi mật dày). Trường hợp có yếu tố nguy cơ hoặc polyp từ 6 - 9mm, tần suất đi siêu âm nên dày hơn  3 - 6 tháng/lần. Nếu polyp phát triển quá nhanh, bạn sẽ cần can thiệp cắt polyp túi mật hay cắt túi mật để giảm rủi ro K hóa.
  • Thường xuyên vận động: Việc tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi này sẽ giúp hệ thống túi mật và đường mật hoạt động tốt hơn, từ đó gián tiếp phòng ngừa polyp phát triển.
  • Áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ, ít cholesterol: Giải pháp này cũng mang lại lợi ích tương tự như việc tập thể dục. Để biết các thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị polyp túi mật, bạn hãy tham khảo bài viết: Polyp túi mật không nên ăn gì để ngăn polyp tiến triển ung thư?. Hoặc nhanh chóng hơn bạn có thể gọi tới tổng đài 0981.238.218 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến vấn đề polyp trong túi mật có nguy hiểm không

Dưới đây là các câu hỏi về mức độ nguy hiểm của bệnh polyp túi mật và lời giải ngắn gọn từ các chuyên gia gan mật.

Bệnh đa polyp túi mật có nguy hiểm không?

Đa polyp túi mật là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tiến triển ung thư cao hơn đơn polyp. Vì thế, đa phần trường hợp bị đa polyp, bác sĩ đều chỉ định cắt túi mật sớm để tránh rủi ro.

Xem thêm

Polyp túi mật 3mm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 

Polyp túi mật 5mm có nguy hiểm không? Có cần mổ không?

Polyp túi mật có tự hết không?

Polyp túi mật không thể tự hết. Vì thế người bệnh cần có giải pháp điều trị phù hợp với mục tiêu là ngăn polyp tăng kích thước, tránh polyp gây biến chứng trên gan mật và chuyển thành ung thư.

Nếu không điều trị, polyp túi mật sẽ tăng kích thước và chuyển thành ung thư

Nếu không điều trị, polyp túi mật sẽ tăng kích thước và chuyển thành ung thư

Polyp túi mật có phải mổ không?

Không phải mọi trường hợp có polyp túi mật đều phải mổ. Chỉ khi nào polyp gây biến chứng nguy hiểm hoặc có nguy cơ ác tính thì mới cần phải mổ cắt túi mật. Chi phí cắt polyp túi mật (thực chất là cắt toàn bộ túi mật) thường dao động trong khoảng từ 5 triệu đến 30 triệu. Chi phí này sẽ dao động tuỳ thuộc vào mổ nội soi hay mổ hở, bệnh viện tư nhân hay bệnh viện nhà nước, có bảo hiểm y tế đúng tuyến hay không...

Mổ polyp túi mật có nguy hiểm không?

Để đánh giá việc cắt polyp túi mật có nguy hiểm không, bác sĩ sẽ căn cứ vào một số yếu tố như tuổi tác, bệnh mắc kèm, tiền sử điều trị… Cụ thể, những người tuổi càng cao, càng có nhiều bệnh lý mắc kèm (hô hấp, tim mạch, tiểu đường...) thì rủi ro trong khi mổ càng cao hơn.

Ngoài ra, những di chứng để lại sau khi cơ thể không còn túi mật có thể đeo bám người bệnh lâu dài, thậm chí đến hết cuộc đời. Đó là tình trạng rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, đầy trướng, khó tiêu, táo bón, đau bụng…) và nguy cơ sỏi hình thành trong đường ống dẫn mật, khiến người bệnh phải phẫu thuật nhiều lần.

May mắn là người bệnh hoàn toàn có thể chủ động giảm thiểu rủi ro bằng cách sớm sử dụng bài thuốc 8 thảo dược quý: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Với tác động toàn diện, bài thuốc này giúp cơ thể cân bằng lại hoạt động của hệ thống gan mật, nhờ đó giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, tránh di chứng lâu dài về sau.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi polyp túi mật có nguy hiểm không và cách phòng ngừa biến chứng hiệu quả nhất. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về căn bệnh này, hãy gọi ngay tới số 0981.238.218 để được chuyên gia giải đáp.

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, mayoclinic.org 

Bình luận