Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em: Chữa sớm để trẻ phát triển bình thường
Bệnh tim bẩm sinh là gì?
Bệnh tim bẩm sinh là những dị dạng bất thường của tim xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra. Bất kỳ một cơ quan nào trong cơ thể cũng có nguy cơ bị dị dạng hay bất thường về cấu trúc nhưng những bất thường về cấu trúc tim mạch là những bất thường đáng chú ý nhất. Hiệu ứng bệnh lý của nó có thể nhân bản theo cấp số cộng và đôi khi có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức mà không thể cứu chữa được.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ gây hậu quả nặng
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em tuy là một bệnh có tỷ lệ mắc không cao, chỉ vào khoảng 0,3 – 1% trong tổng số các đứa trẻ được sinh ra nhưng nó lại là loại dị tật gây ra nhiều hậu quả nặng nề nhất.
Cho đến nay, người ta không thể xác định được nguyên nhân chính xác nào gây ra bệnh tim bẩm sinh. Hiện nay người ta mới chỉ dừng lại ở hai khía cạnh là di truyền và môi trường. Nó có thể xuất phát từ người mẹ hoặc có khi là sự rối loạn biệt hóa cơ quan trong thời kỳ mang thai. Nó có thể là sự tác động của thuốc trừ sâu, chất độc màu da cam, nhiếm tia X – quang trong thời kỳ bào thai và đặc biệt là nhiễm virut cúm trong ba tháng đầu thai nhi.
Có bao nhiêu loại bệnh tim bẩm sinh?
Bệnh tim bẩm sinh chỉ là một thuật ngữ chung chứ thực tế nó bao gồm rất nhiều bệnh. Cho đến nay, có quá nhiều bệnh tim bẩm sinh được chỉ ra. Danh sách lên tới hàng chục bệnh. Một số bệnh là đáng quan tâm vì đứa trẻ còn có thể sống đến tuổi trưởng thành nhưng một số bệnh thì chưa thể tìm ra được một biện pháp nhanh chóng nào vì sự tử vong nhanh quá mức. Trong số các loại bệnh tim bẩm sinh thì 4 bệnh sau đây là đáng chú ý.
1. Bệnh thông liên nhĩ
Là tình trạng tồn tại một ống thông giữa nhĩ trái và nhĩ phải của tim. Quả tim của chúng ta gồm bốn ngăn, hai ngăn trên được gọi là tâm nhĩ, hai ngăn dưới được gọi là tâm thất. Tại mỗi tầng tâm thất hay tâm nhĩ này chúng lại được chia ra làm hai phần là phải và trái.
Lẽ thường thì máu ở tâm nhĩ phải không có oxy, thường được y học gọi là máu xanh hay máu đỏ thẫm, còn máu ở tâm nhĩ trái thì có nhiều oxy nên y học gọi là máu đỏ hay máu tươi.
Trong bệnh thông liên nhĩ, vạch phân chia không "kín" hoàn hảo thực hiện chức năng phân định mà bị hở và hai buồng tim này thông nhau. Hệ quả là cơ thể lúc nào cũng bị thiếu oxy nên trông da xanh lét.
Biểu hiện điển hình của bệnh là tình trạng tím tái các đầu ngón tay, ngón chân do máu ít oxy đến nuôi dưỡng. Môi không bao giờ thấy hồng hào. Đứa trẻ sẽ có biểu hiện còi cọc, bé tẹo không thể lớn được. Điều đặc biệt nữa dễ nhận thấy là đứa trẻ thường bị khó thở, thở khò khè và hay bị ho. Càng hở to thì độ thông càng lớn và ảnh hưởng của bệnh càng nhanh và nặng nề.
2. Bệnh thông liên thất
Là bện tồn tại lỗ thông giữa hai tâm thất. Lẽ thường thì hai buồng tim ở tầng tâm thất này phải hoàn toàn được ngăn cách với nhau. Thế nhưng không hiểu do di truyền hay do những rối loạn ở thời kỳ bào thai mà vách ngăn này không cấu trúc đầy đủ, bị hở ra một lỗ. Sự bất thường này làm hai tâm thất thông nhau.
Tùy vào mức độ hở, đường kính lỗ thông mà bệnh tiến triển nhanh hay chậm. Nhưng nhìn chung bệnh này nặng hơn bệnh trên và tiến triển nhanh hơn bệnh của hai tâm nhĩ. Đứa trẻ hầu như không lớn được vì tế bào thiếu khó thở kiểu như bị nhốt ở trong một buồng hoàn toàn kín. Tim thì bị suy nhanh chóng. Các biểu hiện không khác gì thông liên nhĩ chỉ có điều xuất hiện sớm hơn và nhanh hơn. Kèm theo đó là những rối loạn đặc thù khi nghe tiếng tim.
3. Bệnh còn ống động mạch
Là tính trạng còn tồn tại một ống thông giữa động mạch phổi và động mạch chủ. Động mạch phổi là một động mạch lớn ở phối còn động mạch chủ là động mạch ở tim và cũng là lớn nhất của cơ thể đưa máu đi từ tim đến nuôi từng cơ quan. Trong một số trường hợp bất thường, tim duy trì và tồn tại ống thông động mạch. Ống thông này được đặt tên là ống Botal (bô –tan).
Tác hại của ống bô –tan là làm cho máu trào ngược từ động mạch chủ vào phổi gây hỏng phổi. Đứa trẻ sẽ có triệu chứng của viêm phổi do tràn máu vì áp lực máu lên phổi quá cao: ho, khạc đờm, ho ra máu, viêm phổi ứ dịch… Sau thì máu lại tràn ngược vào động mạch chủ làm cho máu thiếu oxy trầm trọng. Lúc này thì sự biến đổi cơ thể trở nên rõ ràng hơn. Các dấu hiệu như xanh tím, khó thở, tay có biểu hiện lập lòe móng tay, huyết áp tâm thu tăng rõ ràng nhưng huyết áp tâm trương lại giảm cách biệt.
4. Bệnh tứ chứng Fallot
Hỉnh ảnh trẻ bị chứng Fallot bẩm sinh
Tứ chứng Fallot (Fa – lô) là một dị dạng bẩm sinh tim thuộc dạng hỗn hợp vì nó bao gồm nhiều dị dạng bất thường phối hợp lại. Đây có lẽ là bệnh nặng nhất trong các dị dạng bẩm sinh của tim. Tứ chứng Fa –lô là một bệnh gồm bốn dị dạng bẩm sinh trong đó có hai dị dạng: thông liên thất và hẹp động mạch phổi.
Tứ chứng Fa- lô là kiểu dị dạng tim bẩm sinh, nó cũng là bệnh thường gặp nhất, nặng nhất gây ra hội chứng xanh tím ở trẻ sơ sinh. Tứ chứng Fa – lô có một điểm đáng ngại là nhanh chóng dẫn tới suy tim ngay từ khi còn nhỏ. Ngoài các biểu hiện như các bệnh trên thì tứ chứng Fa–lô có một số đặc điểm nhận dạng đặc thù như sau: cơ thể vô cùng gầy còm và bé tẹo, lồng ngực bị biến dạng theo kiểu hình thùng, tím tái nặng nề và rõ rệt đến không thể nhầm lẫn, tĩnh mạch cổ nổi và đập theo nhịp tim (thường thì không có), ngón tay bị to ra ở ngọn chi thành ngón tay dùi trống điển hình.
Bệnh tim bẩm sinh có nguy hại?
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh có nguy hại nhất trong các bệnh về tim mạch ở trẻ em. Bệnh tim bẩm sinh gây ra hai biến cố vô cùng tai hại. Thứ nhất là nó gây ra suy tim nhanh chóng. Suy tim là tình trạng cuối cùng của các vấn đề về tim mạch và chuyện sống chỉ tính bằng ngày bằng tháng chứ không thể kéo dài. Suy tim ở trẻ em càng làm cho cuộc sống trở lên tồi tệ.
Thứ hai, bệnh tim bẩm sinh luôn gây ra sự chậm, kém phát triển về thể chất và tinh thần. Đứa trẻ không có sức khỏe thể lực để thực hiện các công việc đơn giản như chạy cùng bạn bè đồng trang lứa. Đứa trẻ cũng không có khả năng phát triển trí tuệ và năng khiếu học tập. Hầu như chỉ duy trì sự sống.
Thế nên điều tối quan trọng là phải xác định sớm tình trạng bệnh tật cho các em. Vì sự phát hiện sớm bệnh tật hoàn toàn có thể mang lại sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần cho trẻ em.
BS. Yên Lâm – tạp chí Gia đình Việt Nam
Bình luận