Tim đập nhanh khi ngủ có phải là bệnh không? Cách nào để cải thiện?
Tim đập nhanh khi ngủ có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan tới tim như rối loạn thần kinh tim, rối loạn nhịp tim nhanh, bệnh rung nhĩ hoặc cơn nhịp nhanh đột ngột… chính vì vậy bạn chớ nên chủ quan và cần đi khám ngay khi hiện tượng trên kéo dài trên 1 tuần. Dưới đây Ts. Bs Phạm Như Hùng – Tổng thư ký hội tim mạch can thiệp, chuyên gia về điện sinh lý học và tạo nhịp tim sẽ tư vấn để bạn hiểu rõ hơn nhịp tim nhanh khi ngủ nguy hiểm như thế nào, đồng thời chúng tôi cũng đưa ra cho bạn những cách để khắc phục tình trạng trên.
Tim đập nhanh khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? có nguy hiểm không?
Ts. Bs Phạm Như Hùng cho biết: “Thật ra phần lớn những người bị tim đập nhanh vào ban đêm thì ban ngày nhịp tim cũng không khác biệt nhiều. Tuy nhiên vào ban đêm, thì triệu chứng tim đập nhanh hồi hộp dễ nhận thấy hơn vì ít âm thanh, không ồn ào. Thứ hai là do bệnh lý, như các cơn rung nhĩ lại hay xảy ra vào buổi đêm, nhịp tim khi đó đập rất nhanh. Và bệnh nhân sẽ có cảm giác về đêm nhiều hơn”.
Rối loạn thần kinh tim cũng làm một nguyên nhân thường gặp khiến đập nhanh vào ban đêm, hiện tượng trên cũng có thể là do những thói quen hàng ngày của bạn như dùng chất kích thích (rượu, bia, cà phê), tập thể dục quá mức hoặc gặp phải cơn ác mộng. Nhịp tim tăng nhanh trong lúc ngủ sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, lâu ngày gây suy giảm trí nhớ do mất ngủ dài ngày, thiếu máu lên não do tim bơm máu không hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp một số triệu chứng như: tim bỏ nhịp, đập không đều, đập quá nhanh, cảm giác đập mạnh, rung động, đổ mồ hôi, choáng váng, khó thở, đau ngực… Vì vậy bạn nên đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Cách khắc phục nhịp tim nhanh khi ngủ
Ngoài việc điều trị bệnh lý nền gây tăng nhịp tim khi ngủ, một số thay đổi trong lối sống sau đây sẽ giúp bạn cải thiện được nhịp tim:
- Không uống cà phê, rượu, bia, nhất là vào buổi tối, bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc
- Không thức quá 11 giờ đêm và trưa hôm đó không ngủ sau 14 giờ chiều.
- Có thể ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh trước khi đi ngủ như: rau, trái cây... để tránh hạ đường huyết quá mức.
- Uống đủ nước
- Một số thuốc điều trị ngạt mũi, sổ mũi có chứa epinephrine, pseudoephedrine hoặc phenylephrine làm tăng nhịp tim, hồi hộp. Vì vậy, hãy hỏi lại dược sỹ hoặc bác sỹ xem các thuốc bạn đang sử dụng có chứa thành phần đó không.
- Giảm căng thẳng bằng cách: ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn rau củ quả tươi để bổ sung chất xơ và vitamin, hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tập các môn thể dục như: thiền, thở sâu, yoga hoặc thái cực quyền mỗi ngày 30 phút cũng giúp giảm stress rất hiệu quả.
- Rửa mặt bằng nước lạnh.
- Dùng các sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim nhanh có chứa dược liệu Khổ Sâm, Đan Sâm, Hoàng đằng để
- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tăng nhịp tim như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thức đêm, tập luyện gắng sức...
Tim đập nhanh khi ngủ gây ra nhiều phiền toái, mệt mỏi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nhưng nếu có thể áp dụng những phương pháp chúng tôi đưa ra một cách triệt để, bạn sẽ cải thiện được giấc ngủ cũng như tình trạng nhịp tim nhanh của mình.
Xem thêm:
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận