Mấy ngày nay tự nhiên em cảm thấy tim đập nhanh hơn mức bình thường (114-120 nhịp/phút), hoa mắt, run, khó thở, đổ nhiều mồ hôi và rất mệt. Em đi khám bác sỹ bảo không bị bệnh tim, cũng như trong thời gian này em không sử dụng thuốc gì. Chuyên gia có thể cho em biết là e đang bị bệnh gì và chữa trị như thế nào ạ?

Các triệu chứng bạn gặp phải liên quan mật thiết đến chứng rối loạn thần kinh tim hay còn có tên gọi khác là rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm, rối loạn lo âu. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì vẫn còn nhiều cách để kiểm soát nhịp tim, giảm các biểu hiện đang gặp phải. Bạn sẽ được hướng dẫn ngay sau đây.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn thần kinh tim, thần kinh thực vật

Ngoài tim đập nhanh, những người bị rối loạn thần kinh tim, thần kinh thực vật còn có các triệu chứng khác như khó thở, hồi hộp, đau tức ngực, vã mồ hôi nhất là ở lòng bàn tay, chân, nóng mặt, cảm giác nghẹn ở cổ, mất ngủ, tăng tiết dịch dạ dày,… Tuy nhiên, tim đập nhanh do nguyên nhân này lại thường ít khi được điều trị, do khi đi khám thường không phát hiện được tổn thương tại tim, do bệnh chủ yếu gây ra bởi sự rối loạn hoạt động điện trong tim. Đặc biệt, chứng bệnh này chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố tâm lý, môi trường, cảm xúc, cho nên việc điều trị cần kết hợp nhiều biện pháp.

Cách giảm tim đập nhanh do rối loạn thần kinh thực vật

Nguyên tắc để trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả là phối hợp dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, cùng với lối sống lành mạnh và đặc biệt là dùng thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để ổn định thần kinh thực vật, thần kinh tim. Cụ thể như sau:

- Nên tập các bài tập đơn giản, vừa sức như tập yoga ở tư thế ngồi hoặc nằm, đạp xe đạp, bơi lội, đi bộ… để giúp tăng tuần hoàn mạch máu, cải thiện đáng kể các triệu chứng mà người bị rối loạn thần kinh thực vật gặp phải.

- Nên ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá, rau xanh trái cây tươi theo mùa, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối, đường. Bạn nên tránh ăn nhiều cùng một lúc, tốt hơn là nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều lần trong ngày.

- Không uống cà phê, rượu, bia vì đây là những chất kích thích có thể khiến rối loạn nhịp tim nặng hơn.

- Không thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng, hoặc nằm sang đứng. Để giảm chóng mặt khi đứng lên, bạn có thể co chặt các ngón chân và nắm chặt tay trước khi đứng. Các bước đi đầu tiên, nên sải lớn, siết và căng cơ ở bắp chân để làm tăng huyết áp. Khi ngủ dậy, nên để 2 chân buông thõng xuống giường vài phút trước khi đặt chân xuống đất.

- Nâng cao đầu giường khi ngủ sẽ giúp dễ thở, máu lưu thông qua phần thân dưới tốt hơn.

- Bạn nên dùng thêm các giải pháp đông y để trị tim đập nhanh do rối loạn thần kinh thực vật.

Đây cũng là một trong những phương pháp hiệu quả, nhưng bạn cần kiên trì trong một khoảng thời gian dài và nên kết hợp cùng thuốc tây để cơ thể thích nghi và tự điều chỉnh các rối loạn. Nghiên cứu tại trường Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho thấy, Khổ sâm giúp tăng cường thư giãn mạch máu, giảm căng thẳng, stress có tác dụng tương tự như thuốc chẹn beta nhưng không gây hạ nhịp quá mức. Ngày nay, Khổ sâm đang được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm hỗ trợ  làm giảm tim đập nhanh do mọi nguyên nhân, như rối loạn thần kinh tim,rối loạn thần kinh thực vật đạt hiệu quả cao, được nhiều người bệnh và các chuyên gia khuyến cáo sử dụng lâu dài.

Xem thêm:

Rối loạn thần kinh thực vật - thủ phạm gây nhịp tim nhanh

Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận