Tập thể dục thế nào để giảm bệnh rối loạn thần kinh tim?
Chào bạn,
Người bị rối loạn thần kinh tim không nên tập gym bởi môn thể thao này đòi hỏi sự gắng sức, làm tăng nhịp tim và áp lực lên tim, dễ gây đau ngực, khó thở, mệt… Tốt nhất là bạn chỉ chọn những môn thể thao không đòi hỏi nhiều thể lực như tập yoga, thiền, tập thái cực quyền, đi bộ, chạy bộ (chậm), bơi lội, thể dục nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho bệnh của bạn… Những môn tập này được cho là giúp cải thiện hệ tim mạch, hô hấp, phát triển cơ bắp, thư giãn trí não. Khi tập bạn cần chú ý những điều sau:
- Nên tập thể dục sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ.
- Bắt đầu tập luyện bằng động tác nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi, sau đó tăng dần cường độ. Nếu vì bận hoặc có vấn đề về sức khỏe phải ngừng việc tập thể dục, khi tập lại nên tập nhẹ nhàng như khi mới bắt đầu, rồi tăng dần cường độ.
- Cần khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để các hệ cơ-xương-khớp, hệ tuần hoàn và hô hấp có thể thích nghi với nhịp độ vận động. Sau khi tập thể dục cũng cần thời gian để cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi.
- Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sau khi tập và nên tắm sau khi nghỉ ngơi ít nhất chừng 1 giờ.
- Thay đổi lối sống theo hướng tích cực: ăn uống nghỉ ngơi điều độ, không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia; ngủ đủ giấc.
Ngoài việc tập luyện thì bạn vẫn cần dùng thuốc (nếu có) để tránh nhịp tim tăng lên đột ngột. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm từ thảo dược có chứa Khổ sâm. Nghiên cứu cho thấy các tinh chất trong Khổ Sâm có thể hỗ trợ ổn định hệ thống điện kiểm soát nhịp tim, nhờ đó hỗ trợ ổn định nhịp tim hiệu quả.
Xem thêm:
Rối loạn thần kinh tim điều trị thế nào?
Bị rối loạn thần kinh tim hay bị tức ngực phải làm sao?
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận