Block nhánh trái nguy hiểm không? Nên làm gì để giảm bệnh?
Chào bạn
Block nhánh trái những người trẻ tuổi, khỏe mạnh (không kèm theo các bệnh tim mạch khác) thì hoạt động của tim vẫn được duy trì ở mức độ ổn định. Và vì thế, bệnh không gây ra nhiều vấn đề quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu bạn bị block nhánh trái hoàn toàn đi kèm với bệnh tim, suy tim, phân suất tống máu (lượng máu tâm thất bơm ra được so với lượng máu trong tâm thất khi đổ đầy) dưới 35% thì block nhánh trái có thể gây nguy hiểm.
Ngoài ra, bệnh block nhánh tránh có thể tiến triển theo thời gian. Ban đầu khi mới mắc bệnh thì bạn có thể không có nhiều triệu chứng hoặc chỉ hơi tức ngực. Nhưng lâu dài bệnh có thể tiến triển nặng hơn, làm tim đập rất chậm, choáng váng, chóng mặt, thậm chí là ngất nên bạn cần chủ động điều trị bằng cách:
- Ăn nhạt, hạn chế chất béo, tăng cường rau xanh, quả tươi…)
- Tập các bài luyện tập có lợi cho tim mạch thường xuyên (yoga, đi bộ…).
- Giữ tinh thần thoải mái, tuyệt đối tránh căng thẳng, giận dữ, lo âu, sắp xếp lại công việc và cuộc sống, nghỉ ngơi để giảm áp lực.
- Tái khám định kỳ 3- 6 tháng/ 1 lần để theo dõi tình trạng bệnh và có hướng xử lý thích hợp.
Đồng thời bạn kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa Khổ sâm. Bởi nghiên cứu cho thấy Khổ Sâm có tác động trực tiếp đến hệ thống dẫn truyền điện tim nên giúp ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng mệt mỏi, choáng váng do block nhánh gây ra.
Nếu bạn cần được tư vấn thêm về bệnh thì hãy để lại số điện thoại hoặc bạn liên hệ 024.3775.9865 để được giải đáp trực tiếp nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Xem thêm:
Block tim - thông tin đầy đủ về bệnh và cách điều trị
Khổ sâm – Thảo dược không thể thiếu trong điều trị rối loạn nhịp tim
Bình luận