
Ai cũng nên biết cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường toàn diện này!
Việt Nam là quốc gia có số lượng người mắc và tử vong do biến chứng tiểu đường rất cao. Việc nhận biết thực trạng cũng như cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường không chỉ giúp lấy lại cuộc sống có ý nghĩa cho bệnh nhân mà còn làm giảm gánh nặng y tế cho nước nhà.

Metformin: Những lưu ý để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả
Cũng giống với hầu hết các thuốc tiểu đường khác, Metformin có thể gây tác dụng phụ và phản ứng ngược nếu không được sử dụng đúng cách. Vậy, sử dụng Metformin như nào mới là đúng cách? Trong chương trình Tư vấn sử dụng thuốc, Dược sỹ sẽ hướng dẫn cho bạn cách dùng thuốc hiệu quả và ít tác dụng phụ nhất.

Tại sao đường huyết ổn định biến chứng vẫn xuất hiện?
“Sau 10 năm mắc bệnh tiểu đường, duy trì đường huyết ở mức 7.5 – 8 mmol/l, bác sĩ nói rằng đã ổn, nhưng chỉ 2 tháng trước tôi đã phải tháo khớp bàn chân do biến chứng tiểu đường. Bản thân cứ nghĩ đường huyết tốt là không bị biến chứng. Giờ tôi mới biết mình đã quá chủ quan”.

Tiểu đường ăn khoai lang được không? Cách ăn để không tăng đường huyết
Người bệnh tiểu đường có ăn được khoai lang không? Có ăn được chuối, táo, bưởi… không? Là những câu hỏi thường gặp nhất của các chuyên gia nội tiết – đái tháo đường. Sau đâu là giải đáp về câu hỏi “Tiểu đường có được ăn khoai lang không” và hướng dẫn cách ăn không làm tăng đường máu sau ăn.

Hạ đường huyết có phải do tiêm insulin?
Hiện nay, tiêm insulin đang được chỉ định phổ biến cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 không đáp ứng tốt với thuốc đường uống hoặc mức đường huyết quá cao. Do tác dụng hạ đường huyết của thuốc này tương đối tốt nên nhiều người mới dùng hoặc có chế độ ăn uống quá kiêng khem, tập thể dục gắng sức sẽ bị tụt đường huyết. Hãy xem chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết cũng như xử trí khi bị hạ đường huyết.

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị tiểu đường Gliclazid an toàn, hiệu quả
Gliclazid là một trong các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Hiệu quả của thuốc phụ thuộc rất nhiều vào cách mà người bệnh sử dụng nó, đồng thời trước và trong khi sử dụng cũng cần có những lưu ý nhất định để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể sử dụng thuốc Gliclazid một cách an toàn, hiệu quả.

6 cách ngăn ngừa chứng hạ đường huyết ban đêm ở người tiểu đường
Hạ đường huyết ban đêm là tình trạng đường trong máu giảm xuống mức thấp (dưới 3,9mmol/l – 72 mg/dl) vào khoảng 1 – 3 giờ sáng. Đa phần bệnh nhân không biết mình bị hạ đường huyết vì đang ngủ, không nhận thức rõ được các triệu chứng. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 năm 2013 về chất lượng cuộc sống của người tiểu đường đã ghi nhận rằng: phần lớn những người mắc tiểu đường type 1 và một số người tiểu đường type 2 thường bị hạ đường huyết ban đêm thậm chí bản thân người bệnh và bác sỹ có thể không nhận ra điều này. Hạ đường huyết ban đêm gây nên nhiều biến chứng như: mất ngủ, nhức đầu, động kinh, thậm chí tử vong.

Insulin – Các dạng bào chế và những lưu ý khi sử dụng
Insulin là một loại hormon quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa đường để tạo ra năng lượng. Ở người bệnh tiểu đường insulin bị thiếu hụt hoặc hoạt động không hiệu quả chính là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao và gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đáng chú ý nhất là biến chứng tiểu đường.

Sotagliflozin - thuốc uống đầu tiên điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1
Tháng 9 năm 2017, tạp chí Y học New England đăng tải thông tin về một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên toàn cầu ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 được điều trị với một dạng thuốc uống mới được nghiên cứu là Sotagliflozin.

Biến chứng tiểu đường: Những điều bạn cần làm để phòng tránh
Đôi khi, những vất vả, lo toan trong cuộc sống khiến người bệnh tiểu đường quên mất việc chăm sóc bản thân mình, và các biến chứng tiểu đường đã “ghé thăm” mà không cần báo trước. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên trang bị cho mình kiến thức để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Những lưu ý khi tập thể dục ở người bệnh tiểu đường
Tập thể dục đều đặn, thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và làm giảm hoặc làm chậm các biến chứng. Nhưng người tiểu đường cần biết cách tập thể dục đúng cách để vừa nâng cao sức khỏe, vừa không gây hạ đường huyết khi tập luyện.