Tim đập nhanh, khó thở là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Người khỏe mạnh khi vận động cường độ cao hoặc có tâm trạng bất ổn, cảm xúc mãnh liệt cũng có thể bị tim đập nhanh và khó thở. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý, trong đó thường gặp nhất là các bệnh tim mạch.

Tim-dap-nhanh-kho-tho-co-the-la-dau-hieu-cua-benh-ly-nguy-hiem

Tim đập nhanh, khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

Tim đập nhanh

Tim đập nhanh được xác định khi người bệnh có nhịp tim khi nghỉ ngơi vượt quá 100 nhịp mỗi phút. Trái tim có thể hoạt động nhịp nhàng là nhờ các xung điện trong tim. Sự rối loạn xung điện tim có thể gây ra nhanh nhịp tim một phần (một buồng tim) hoặc cả trái tim. Khi tim đập quá nhanh, máu không đủ thời gian để trở về tim đầy đủ khiến chức năng bơm máu tuần hoàn khắp cơ thể của tim bị suy giảm.

Khó thở

Khó thở, thở gấp, ngắn, dốc là khi cơ thể không thể cân bằng được lượng oxy hít vào và carbon dioxide thải ra. Cảm giác khó thở khiến bạn cảm thấy mình lúc nào cũng như bị hụt hơi. Thở gấp là một nỗ lực của cơ thể để đưa thêm oxy vào máu và thải bớt carbon dioxide ra khỏi cơ thể.

Một số triệu chứng khác mà người bệnh có thể gặp phải khi bị khó thở là thở khò khè, suy nhược, mệt mỏi và tức ngực.

Mối liên quan giữa tim đập nhanh và khó thở

Trong cơ thể người, trái tim và phổi có mối quan hệ mật thiết bởi hệ tuần hoàn và hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến nhau và ảnh hưởng đến sự sống còn của người bệnh. Chẳng hạn như khó thở thường là do sự tích tụ chất lỏng trong phổi hoặc tim phải, khiến tim đập nhanh hơn để chống lại áp lực này. Khi tim đập nhanh hơn, phổi cũng phải làm việc tích cực hơn để đảm bảo lượng máu lên phổi phải nhận đủ oxy trước khi về tim và bơm đi khắp cơ thể.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh, khó thở

Bệnh tim mạch

Một loạt các vấn đề về tim mạch có thể gây ra tình trạng tăng nhịp tim và khó thở ở bệnh. Các vấn đề thường gặp này bao gồm các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, rung thất hoặc các bệnh lý khác như cao huyết áp, viêm màng trong tim, viêm cơ tim, tràn dịch màng tim đều có thể gây tim đập nhanh, khó thở. Khó thở và nhịp tim nhanh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết..

Rối loạn thần kinh tim – nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở thường gặp nhất

Rối loạn thần kinh tim là một trong nhiều triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật – hệ thần kinh tự động, điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, nhịp thở, tuyến tiết. Khi chứng bệnh này xảy ra, tim tăng nhịp đập cùng với nhịp thở tăng, để cung cấp nhiều máu đến các cơ quan, đặc biệt là não bộ. Nhiều người bệnh rối loạn thần kinh tim than phiền rằng ngoài triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh, họ còn cảm thấy thiếu không khí để thở, lồng ngực như bị 1 tảng đá đè nặng xuống, đặc biệt như có 1 vật gì đó chẹn ngay cổ họng.

Nếu bạn đang có biểu hiện tim đập nhanh, khó thở kèm theo hồi hộp, đánh trống ngực, khả năng cao bạn đã bị rối loạn nhịp tim. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0981.238.219 (miễn cước) để được hướng dẫn cách chẩn đoán và điều trị phù hợp, ngăn chặn biến chứng.

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Bệnh hô hấp

Tương tự như trong một số bệnh tim mạch, sự tích tụ dịch ở phổi cũng có thể gây khó thở và nhịp tim nhanh, tình trạng này còn được gọi là tràn dịch màng phổi, có thể gây ra bởi nhiễm trùng phổi hoặc mô phổi bị kích thích. Một số vấn đề khác như viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp trên, đông máu, bệnh hen suyễn, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, dị vật đường thở… đều có thể là nguyên nhân gây tim đập nhanh, khó thở

Vấn đề tâm lý, cảm xúc

Một số vấn đề về tâm lý, cảm xúc có thể khiến người bệnh có cảm giác tim đập nhanh, khó thở, nghẹn lên ở cổ họng, đánh trống ngực. Những vấn đề tâm lý cảm xúc đó thường là do một đợt hoảng loạn, rối loạn lo âu lan tỏa (stress mạn tính) hoặc phản ứng stress cấp tính, các trạng thái tiêu cực của cảm xúc như vui buồn quá mức, quá kích động, phấn khích…

Stress-la-la-nguyen-nhan-khien-tim-dap-nhanh-kho-tho

Stress là là nguyên nhân khiến tim đập nhanh, khó thở

Một số vấn đề khác

-  Do thuốc: Tác dụng phụ của một số thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều có thể là nguyên nhân có thể gây khó thở và nhịp tim nhanh.

- Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Đặc biệt là phụ nữ mang thai, mãn kinh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, làm xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh khó thở chóng mặt, mệt mỏi, nóng bừng, vã mồ hôi.

- Bệnh cường giáp (Basedow): Gây ra sốt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở.

-  Thiếu máu: do thiếu sắt hoặc do dị tật hồng cầu hình liềm gây mệt mỏi, da tái xanh, tim đập nhanh hơn, tăng tốc tuần hoàn máu để đảm bảo nhu cầu oxy của cơ thể.

-  Sốc phản vệ: phản ứng dị ứng nghiêm trọng khiến người bệnh khó thở, kéo theo nhịp tim nhanh, khó thở.

-  Hạ đường huyết: gây tim đập nhanh, khó thở kèm theo đói cồn cào, vã mồ hôi, da nhợt nhạt…

-  Mất nước: do tiêu chảy nặng, sốt cao, chấn thương gây mất máu nhiều…

-  Lạm dụng chất kích thích: như cà phê, rượu bia, thuốc lá, ma túy…

-  Nhiễm độc: cyanua, ricin (hạt thầu dầu), chì...

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tim đập nhanh, khó thở và tình trạng sức khỏe của người bệnh để xác định đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm hay chỉ là những biểu hiện sinh lý bình thường, không đáng lo ngại. Tốt nhất, nếu gặp phải tim đập nhanh, khó thở xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám để có lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Triệu chứng khó thở tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Ví dụ những người đang mắc các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, hở van tim, sau nhồi máu cơ tim, suy tim khi có biểu hiện này cho thấy những bệnh lý hiện tại của họ đang có xu hướng nặng dần lên, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ngừng tim, huyết khối, thậm chí tử vong không hề báo trước.

Còn với nhóm nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở xuất phát từ bệnh ngoài tim, nếu không điều tri sẽ dẫn tới các bệnh tim mạch, điển hình nhất là rối loạn nhịp tim và suy tim. Với những trường hợp tim đập nhanh khó thở hồi hộp xuất phát từ các yếu tố vật lý, tâm lý mặc dù ít gây nguy hiểm hơn nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan, bởi hiện tượng này có thể trở thành phản xạ, làm tim nhanh bất kể lúc nào, và diễn tiến sau đó là mắc phải chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Điều trị tim đập nhanh khó thở như thế nào?

Với mỗi nguyên nhân làm tăng nhịp tim, nhịp thở thì phương pháp điều trị không giống nhau, nhưng ưu tiên trước mắt vẫn là điều trị nguyên nhân để loại bỏ yếu tố gây nhịp tim nhanh, kết hợp các biện pháp khác để ổn định nhịp tim, giảm khó thở, mệt mỏi.

- Những trường hợp mắc bệnh tim, bệnh phổi, cường giáp: cần điều trị tốt các bệnh này bằng thuốc uống, có thể kết hợp thêm thuốc giảm nhịp tim, hoặc phẫu thuật can thiệp.

- Nhịp nhanh do tâm lý sợ hãi, căng thẳng, mất ngủ: Bạn có thể khắc phục bằng dùng thuốc điều trị, liệu pháp tâm lý và tập hít sâu thở chậm, các bài tập thư giãn.

- Tim đập nhanh khó thở do thuốc: Bạn nên thông báo với bác sĩ đã chỉ định cho mình những loại thuốc này và kể rõ những triệu chứng đang gặp phải, bạn sẽ được thuốc khác hoặc giảm liều nếu cần thiết.

 Thuốc là một trong những nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở

 Thuốc là một trong những nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở

- Điều trị tim đập nhanh ở nữ giới: Thông thường các triệu chứng sẽ biến mất khi nồng độ hormon trở về bình thường. Nhưng nếu chứng rối loạn nhịp tim kéo dài, đặc biệt trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, hãy đến chuyên khoa sản để được dùng thuốc làm giảm bớt tác động trên tim của hormon nữ.

- Tạo lối sống khoa học, lành mạnh, nói không với chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia; giảm lo lắng căng thẳng, ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya, ăn uống đủ chất, giảm muối, ăn nhiều rau xanh, trái cây và thường xuyên tập thể dục bằng các môn thể thao vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, thái cực quyền… mỗi ngày ít nhất 30 phút là những cách hữu ích để ổn định nhịp tim và tránh tác dụng bất lợi do tim đập nhanh gây nên.

- Sử dụng chế phẩm chứa thảo dược Khổ sâm: Khổ sâm được nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới chứng minh hiệu quả chống rối loạn nhịp tim, giảm tim đập nhanh qua nhiều cơ chế như ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, ổn định điện thế trong tim, cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim, thư giãn mạch máu. Hiện nay, thảo dược Khố sâm đã được ứng dụng và nghiên cứu kết hợp các thảo dược quý khác tạo nên sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân.

Để tìm hiểu về giải pháp hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim an toàn, hiệu quả từ thảo dược Khổ sâm, bạn hãy gọi điện thoại tới số 0981.238.219 (miễn cước).

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Mặc dù tim đập nhanh khó thở khiến bạn không còn đủ tỉnh táo nhưng hãy hít 1 hơi thật sâu và bình tĩnh để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra lựa chọn điều trị chính xác nhất cho mình, trong đó có các biện pháp giảm nhịp tim tại nhà hoặc tới ngay bệnh viện nếu cảm thấy sự nguy hiểm đang tới, khiến trái tim có thể ngưng đập bất cứ lúc nào.

Tham khảo:

http://symptomchecker.webmd.com/multiple-symptoms?symptoms=rapid-heart-rate-(pulse)|shortness-of-breath&symptomids=184|204&locations=14|14

http://www.livestrong.com/article/329722-increased-heart-rate-shortness-of-breath/

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/lungs-and-airways/shortness-of-breath

http://www.heartandstroke.ca/heart/conditions/arrhythmia

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/heart-arrhythmias-and-palpitations

Bình luận

  • Võ Văn Tài
    Võ Văn Tài - Gửi lúc 21:09 22/06/2022
    Chào anh em hút thuốc đc 2 tuần nay hôm nay khi mới ngủ dậy em hút 1 điếu và có cảm giác vô cùng khó thở, tim đập nhanh, thở dốc trong khi 1 ngày em chỉ sử dụng 4 điếu thuốc cho hỏi em bị sao vậy ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn,
      Việc hút thuốc lá rất có hại sức khỏe, không hiểu vì lý do gì mà bạn lại bắt đầu tập sử dụng thói quen này từ 2 tuần nay?
      Dùng nhiều chất kích thích, đặc biệt trong thuốc lá có chứa nicotin gây kích thích thần kinh, làm tim đập nhanh hơn, khó thở, mệt và mất ngủ. Chưa kể bạn hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến phổi và gây co thắt phế quản. Bạn nên làm theo hướng dẫn của chúng tôi để đưa nhịp tim và sức khỏe về ổn định: ngưng hút thuốc càng sớm càng tốt, không uống rượu bia, ngủ đủ giác, thư giãn, tránh lo lắng căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đi bộ, ngồi thiền, tập hít sâu thở chậm...
      Thân mến.
  • Le lan anh
    Le lan anh - Gửi lúc 16:23 05/01/2022
    Chào bác sĩ : mình năm nay 50 tuổi . cách đây vàu hôm mình theo dõi thấy thi thoảng tim mình đập nhanh 1 nhịp thôi , ợ hơi ( ăn uống đều bị ) thỉnh thoảng cứ hít sâu , thi thoảng ho
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn,
      Triệu chứng của bạn có thể là do phản ứng của cơ thể khi gặp tình huống bất ngờ hoặc do thời gian trước đó công việc, cuộc sống của bạn quá áp lực, căng thẳng... ảnh hưởng sức khỏe gây loạn nhịp tim, mệt mỏi. Khi bạn thay đổi lối sống và chế độ ăn khoa học thì tình trạng trên sẽ được cải thiện.
      Đặc biệt, ở độ tuổi 50 là thời lỳ thay đổi nội tiết tố ở nữ giới, cũng là giai đoạn mãn dục ở nam, vì vậy hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, gây nên các triệu chứng bất thường như hiện bạn đang gặp phải và đôi khi kèm tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu, bồn chồn, mất ngủ, vã mồ hôi... Bạn nên xếp thời gian đi khám thêm để được bác sĩ theo dõi và điều trị.
      Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh lại chế độ nghỉ ngơi khoa học tình trạng này sẽ được cải thiện như:
      - Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế thực phẩm ăn sẵn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào...
      - Có suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và có lối sống lành mạnh. Không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc,...
      - Không nên quá căng thẳng, cần biết cách thư giãn, kiểm soát căng thẳng và tâm trạng của bản thân. Sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
      - Hạn chế các đồ uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu bia.
      Đồng thời sớm tìm hiểu và sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược được bào chế từ tinh chất Khổ sâm, kết hợp Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto… có tác dụng ổn định nhịp tim và giảm các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực và khó thở cho bạn.
      Thân mến,
  • Đồng
    Đồng - Gửi lúc 22:42 15/11/2020
    Em chào bác sĩ...do hqua em nhậu rất say và nghe lời dụ dỗ của mấy đứa bạn nên e đã sử dụng matuy đá, đây là lần đầu tiên em sd nhưng qua hơn 10 tiếng rồi e vẫn chưa hết tim đập nhanh loạn nhịp buồn nôn, em đang rất hối hận và hoang mang,bây giờ em nên làm thế nào ạ bs,mong bs trả lời nhanh giúp em.em đang rất lo.cám ơn bác sĩ
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn, Tình trạng mà bạn gặp phải là tác dụng phụ của ma túy đá gây trên hệ thần kinh tim. Trước mắt bạn nên uống nhiều nước để thải bớt chất ma túy, đồng thời ăn uống nghỉ ngơi, không hút thuốc, rượu bia, cà phê và tránh lo lắng căng thẳng. Nếu sau 2-3 ngày mà tình trạng nhịp tim nhanh không cải thiện thì bạn nên đi khám để được điều trị phù hợp nhé.Thân mến.
  • H Anh
    H Anh - Gửi lúc 13:34 10/10/2020
    Chào BS ạ!Dạo gần đây e hay bị bủn rủn tay chân mặc dù đã ăn uống đầy đủ. Sau đó e cảm thấy hơi xây xẩm trong người, cảm giác bùn nôn tim đập mạnh và khó thở. Bs tv giúp e đó là bị gì, e chân thành cảm ơn ạ!!!
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn,Triệu chứng mà bạn đang gặp phải có thể do rố loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược cơ thể, thiếu máu... Vì vậy bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Thâm mến.