Xã hội ngày một phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao đi kèm với đó là những áp lực, mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống và công việc. Đến một ngày, bạn bỗng nhiên cảm thấy hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh hơn, thở khó, thở dốc, mất ngủ, bồn chồn, hoa mắt, chóng mặt, tay chân đau mỏi, vã mồ hôi hột nhưng khi đi khám không hề phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào tại tim, điều đó càng làm cho bạn trở nên hoang mang - đó là những triệu chứng hết sức điển hình của chứng rối loạn thần kinh tim, một bệnh lý đang có xu hướng gia tăng ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại.
Xã hội ngày một phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao đi kèm với đó là những áp lực, mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống và công việc. Đến một ngày, bạn bỗng nhiên cảm thấy hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh hơn, thở khó, thở dốc, mất ngủ, bồn chồn, hoa mắt, chóng mặt, tay chân đau mỏi, vã mồ hôi hột nhưng khi đi khám không hề phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào tại tim, điều đó càng làm cho bạn trở nên hoang mang - đó là những triệu chứng hết sức điển hình của chứng rối loạn thần kinh tim, một bệnh lý đang có xu hướng gia tăng ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại.
Rối loạn thần kinh tim là gì?
Rối loạn thần kinh tim hay còn gọi là cường giao cảm, một dạng của rối loạn thần kinh thực vật. Các triệu chứng trên tim của bệnh hết sức rõ rệt khiến cho người bệnh tưởng rằng họ đang mắc bệnh tim. Tuy nhiên, trái tim họ hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ tổn thương nào. Thống kê cho thấy, trung bình cứ 100 bệnh nhân thì có 5 - 10 bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh tim, và dự kiến tới năm 2030 sẽ có ít nhất 50 triệu người trên thế giới mắc phải bệnh lý này.
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim
Nguyên nhân của rối loạn thần kinh tim chủ yếu là do yếu tố tâm lý, người bệnh trải qua trạng thái lo âu, căng thẳng trong thời gian dài hoặc cú sốc về tinh thần khiến họ không ngừng suy nghĩ. Khi đối mặt với các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân lại càng cảm thấy lo sợ, chính điều ấy khiến cho bệnh tình ngày càng trở nên nặng nề và khó chữa hơn.
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cũng dễ mắc phải chứng bệnh này, do sự thay đổi về nội tiết tố, làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh.
Căng thẳng, stress là nguyên nhân chủ yếu của rối loạn thần kinh tim
Triệu chứng của rối loạn thần kinh tim
Nhịp tim thay đổi thất thường: Người bệnh có thể cảm thấy tim thường xuyên đập nhanh hoặc đập chậm hơn bình thường, ngay cả khi ở trạng thái nghỉ ngơi, đôi khi có cảm giác như tim vừa bỏ qua một nhịp đập (ngoại tâm thu).
Đánh trống ngực: Người bệnh nghe rõ từng tiếng tim đập của mình trong lồng ngực tựa như tiếng trống, có thể nhanh, mạnh bất thường.
Đau ngực: Cảm giác đau nhói từng cơn hoặc đau trường kỳ, dai dẳng là tình trạng hay gặp ở các bệnh nhân. Những bệnh nhân mới bị thường xuất hiện những cơn đau ngắn giống như bị nghẹt thở, còn những bệnh nhân đã ở mức độ nặng và lâu năm thì cơn đau thường dai dẳng, dữ dội.
Chóng mặt, mệt mỏi: Với mọi trường hợp của bệnh thần kinh tim, người bệnh sẽ đều cảm thấy chóng mặt, choáng váng đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh sáng, khiến bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi.
Khó thở: Bệnh nhân cảm thấy khó có thể hít một hơi thật sâu, đồng thời phải cố thở thật nhanh, tạo nên hiện tượng thở gấp.
Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?
Rối loạn thần kinh tim là bệnh có tiên lượng tốt, ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, những triệu chứng mà nó gây ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và tinh thần của người bệnh, khiến chất lượng sống và năng suất công việc của họ bị giảm sút nghiêm trọng. Việc điều trị rối loạn nhịp tim không phải là chỉ trong một sớm một chiều và sự chuyển biến của bệnh không phải lúc nào cũng rõ rệt, vì vậy nhiều người bệnh không đủ động lực để kiên trì điều trị nên đã ngừng thuốc, điều đó càng khiến cho các triệu chứng càng trở nên trầm trọng hơn.
Điều trị rối loạn thần kinh tim bằng cách nào?
Trong điều trị rối loạn thần kinh tim, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ giữa biện pháp điều trị “không dùng thuốc” và “dùng thuốc”, bao gồm nhiều yếu tố:
Phương pháp không dùng thuốc:
- Chăm sóc, thư giãn tinh thần: Người bệnh cần tránh những căng thẳng, stress, lo âu quá mức trong cuộc sống cũng như công việc. Tạo ra cho mình cảm giác thoải mái, thư giãn, vui tươi mỗi ngày bằng cách tham gia các hoạt động tập thể, làm những công việc yêu thích, hạn chế xem những bộ phim kích thích tâm lý quá mạnh như phim tình cảm, phim kinh dị.
- Chế độ sinh hoạt: Áp dụng lối sống khoa học, ăn – ngủ - nghỉ đúng giờ giấc. Giấc ngủ có ý nghĩa vô cùng lớn đối với người rối loạn thần kinh tim, vì vậy hãy ngủ ít nhất mỗi ngày 8 giờ để giúp thần kinh được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc đầy căng thẳng.
- Chế độ ăn: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá nhiều vì có thể gây tình trạng suy nhược cơ thể. Một số thực phẩm rất tốt cho thần kinh bạn có thể tham khảo là: Sò huyết, mật Ong, dâu tây, sữa, trái bơ, hạt sen, chuối. Tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như: trà đặc, rượu bia, thuốc lá, cà phê.
- Thảo dược: Một trong những loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh tim rất hiệu quả là Khổ sâm. Những hoạt chất sinh học tự nhiên là matrine và oxymatrine có trong thảo dược này, có tác dụng điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, giảm những kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp, đồng thời thúc đẩy sự thư giãn mạch máu, nhờ đó giúp ổn định dẫn truyền thần kinh tim, ổn định nhịp tim và giảm các triệu chứng cho người bệnh. Vì thế, không sai khi người ta vẫn ví Khổ sâm như một loại “linh dược giúp hồi phục nhịp đập của trái tim”.
Khổ sâm, giải pháp hữu hiệu cho người bệnh rối loạn thần kinh tim
Phương pháp dùng thuốc:
Trong điều trị rối loạn thần kinh tim, nhóm thuốc đầu tay của bác sĩ thường sử dụng đó là chẹn beta giao cảm (như Concor, Betalock-zock, Atenolol…), hoặc trong một số trường hợp cũng có thể sử dụng thêm một số thuốc nhóm an thần, thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, các thuốc tây y thường không giải quyết được tận gốc của vấn đề, thêm vào đó là một số tác dụng phụ không mong muốn của nhóm thuốc chẹn beta như gây nhịp tim giảm quá mức, hạ huyết áp. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn, không nên tự thay đổi hoặc dừng điều trị khi chưa có ý kiến thầy thuốc.
Hi vọng thông tin trên trên đã giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh rối loạn thần kinh tim và biết cách điều trị bệnh hiệu quả!
Nguồn tham khảo:
https://www.karger.com/Article/FullText/373925
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26763655
Bình luận