“Đánh bại” rung nhĩ bằng 10 cách đơn giản
Với những người đã từng bị “tấn công” bởi một cơn rung nhĩ, nỗi sợ hãi nó sẽ quay lại luôn luôn thường trực trong tâm trí. Hiểu được nỗi lo âu đó, TS.BS John Day – chuyên gia tim mạch, đồng thời là Giám đốc y khoa tại Heart Rhythm Services (thành phố Salt Lake, Utah, Mỹ) đã chỉ ra 10 cách để thoát khỏi cơn rung nhĩ lâu dài.
Với những người đã từng bị “tấn công” bởi một cơn rung nhĩ, nỗi sợ hãi nó sẽ quay lại luôn luôn thường trực trong tâm trí. Hiểu được nỗi lo âu đó, TS.BS John Day – chuyên gia tim mạch, đồng thời là Giám đốc y khoa tại Heart Rhythm Services (thành phố Salt Lake, Utah, Mỹ) đã chỉ ra 10 cách để thoát khỏi cơn rung nhĩ lâu dài.
Tim đập nhanh hỗn loạn, khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, đau ngực… là những gì mà người bệnh thường phải trải qua trong một cơn rung nhĩ cấp. Không chỉ gây khó chịu tại thời điểm xảy ra, cơn rung nhĩ còn để lại nhiều hậu quả về lâu dài, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ đột quỵ. Đồng thời, các loại thuốc mà người bệnh phải sử dụng sau đó cũng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
Rất may là rung nhĩ có thể hoàn toàn biến mất nếu có sự thay đổi kịp thời và tích cực trong lối sống.
Dưới đây là 10 cách giúp bạn “đánh bại” rung nhĩ
1. Kiểm soát huyết áp cao
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây rung nhĩ. Huyết áp cao đặt gánh nặng lớn lên tim, khiến cho vách tâm thất dày lên và cơ tâm nhĩ giãn to ra.
Nếu thay đổi lối sống được thực hiện đủ sớm, tình trạng tăng huyết áp có thể được đảo ngược. Bạn nên tham khảo bác sỹ về mức huyết áp lý tưởng và các phương pháp phù hợp để kiểm soát huyết áp.
2. Giữ cân nặng “an toàn”
Cân nặng an toàn và chế độ ăn uống lành mạnh có lợi cho bệnh nhân rung nhĩ
Bạn có biết, béo phì là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây rung nhĩ? Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, nếu người thừa cân/béo phì giảm được ít nhất 32 pound (khoảng 14,5kg), họ có thể giảm nguy cơ rung nhĩ xuống ba lần.
3. Đảo ngược “tuổi sinh học”
Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ lớn gây rung nhĩ. Tuy nhiên, dù cho số tuổi theo giấy khai sinh của bạn ngày càng tăng lên, bạn vẫn có thể đảo ngược được tuổi sinh học (biological age) của mình. Tuổi sinh học có thể “trẻ” hơn tuổi thực tới 10, thậm chí 20 năm. Hay nói cách khác, bạn có thể lấy lại tuổi trẻ của mình và đảo ngược tác động của lão hóa lên trái tim.
Để níu giữ tuổi trẻ, bạn cần có một lối sống tích cực, ăn uống khoa học, chăm chỉ luyện tập thể dục và luôn phải giữ cho mình một tinh thần sảng khoái.
4. Kiểm soát tốt căng thẳng
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng căng thẳng mạn tính có tác hại tương đương với hút 5 điếu thuốc lá mỗi ngày. Thậm chí, bạn chỉ cần nghĩ rằng bạn căng thẳng thôi là đã làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim tới 27%.
Khi căng thẳng, cơ thể giải phóng cortisol và adrenalin vào máu. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, những chất này sẽ gây độc cho tim.
Chúng ta không thể tránh được hoàn toàn căng thẳng, nhưng có thể kiểm soát được nó bằng các phương pháp lành mạnh như tập yoga, kỹ thuật thư giãn… Theo nghiên cứu, tập yoga làm dịu các dây thần kinh và giảm nguy cơ rung nhĩ tới 50%.
5. Giảm viêm
Viêm kéo dài có thể gây tổn thương tim và các cơ quan khác của cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm là một nguyên nhân quan trọng của chứng rung nhĩ. Nếu giảm viêm hiệu quả ở tim, nó sẽ giúp các bộ phận khác hồi phục nhanh chóng.
Để xác định tình trạng viêm, bạn cần được xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ protein phản ứng C (CRP). Nếu CRP dưới 1mg/L, bạn có ít nguy cơ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, ung thư và bệnh Alzheimer.
6. Ăn uống lành mạnh
Tỷ lệ rung nhĩ ở Bắc Mỹ cao gấp nhiều lần so với bất kỳ nơi nào trên thế giới, một phần là do chế độ ăn uống không khoa học.
Lựa chọn thực phẩm thích hợp có thể đảo ngược được nhiều bệnh tật, trong đó có rung nhĩ. Người bệnh rung nhĩ nên:
- Ăn 9 phần trái cây và rau hàng ngày
- Ăn ít nhất một phần hạt bóc vỏ (hạnh nhân) và hạt mỗi ngày.
- Ăn ít nhất một phần đậu mỗi ngày
- Ăn hai bữa cá béo (lượng thủy ngân thấp), như cá hồi
- Hạn chế hoặc tránh thực phẩm chế biến sẵn
- Hạn chế ăn thịt động vật, đặc biệt là các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt (xúc xích, thịt xông khói,…) và thịt đỏ.
- Hạn chế đường, kể cả các thực phẩm được chuyển hóa thành đường nhanh chóng như bột mì, gạo trắng, khoai tây.
7. “Trẻ hóa” giấc ngủ
Giấc ngủ cần cả chất và lượng
Nếu muốn đánh bại rung nhĩ, giấc ngủ trọn vẹn về cả chất và lượng là rất quan trọng. Hầu hết mọi người cần có ít nhất 7 tiếng ngủ ngon mỗi đêm.
Chứng ngưng thở khi ngủ (slep apnea) là một trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp, có thể dẫn tới rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, đột tử, suy tim, tăng huyết áp. Người bệnh thường có triệu chứng ngáy và ngưng thở trong vòng 20 đênns 30 giây. Đa số các trường hợp ngưng thở khi ngủ có thể khỏi sau khi giảm cân, bởi đây là một trong những biến chứng của béo phì. Các trường hợp khác cần được điều trị.
8. Vận động
Càng ít vận động, nguy cơ rung nhĩ càng cao. Vì thế, điều quan trọng đối với tất cả bệnh nhân rung nhĩ là vận động!
Bạn nên đi bộ ít nhất 10.000 bước mỗi ngày. Để đạt được mục tiêu này, bạn nên đi bộ đến những địa điểm gần thay vì lái xe và đi dạo quanh nhà vào buổi tối. Ngoài ra, bạn nên tập ít nhất 30 phút các bài thể dục cường độ vừa phải hoặc làm vườn, khiêu vũ, trượt tuyết, leo núi…
9. Bỏ các thói quen xấu
Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích (như caffeine, Sudafed, Ritalin) có thể kích hoạt cơn rung nhĩ cấp. Các thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng có thể kích hoạt rung nhĩ.
Loại bỏ các thói quen xấu và điều chỉnh thuốc điều trị ADHD (nếu có thể) giúp phòng ngừa rung nhĩ.
10. Can thiệp y tế
Đối với hầu hết trường hợp, thay đổi lối sống tích cực giúp giảm đáng kể rung nhĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp dường như không mấy cải thiện dù đã thay đổi lối sống tích cực.
Trong trường hợp này, người bệnh cần dùng thuốc làm loãng máu, thuốc làm chậm nhịp tim và các loại thuốc kiểm soát nhịp tim. Khi thuốc không còn hiệu quả, thủ thuật đốt điện tim trị rung nhĩ (A-fib ablation procedures) là lựa chọn tiếp theo. Đây cũng là giải pháp cho những người không thể dùng hoặc không muốn phụ thuộc suốt đời vào các loại thuốc.
May mắn là, việc thay đổi lối sống làm tăng gấp đôi khả năng thành công của phẫu thuật.
Tham khảo:
http://drjohnday.com/get-rid-atrial-fibrillation/
Bình luận