Bỗng nhiên một ngày bạn cảm thấy tim đập nhanh bất thường, điều này khiến bạn không khỏi băn khoăn, lo lắng. Người ta vẫn thường nói chỉ cần nghe nhịp đập là biết được sức khỏe trái tim. Một trái tim khỏe mạnh thường có nhịp đập ở mức tối thiểu, nhưng vẫn bơm máu hiệu quả để đi nuôi cơ thể. Ngược lại, khi trái tim yếu, tim buộc phải làm việc cần mẫn hơn, đập nhanh hơn mới cung cấp đủ máu ra tuần hoàn.

Bỗng nhiên một ngày bạn cảm thấy tim đập nhanh bất thường, điều này khiến bạn không khỏi băn khoăn, lo lắng. Người ta vẫn thường nói chỉ cần nghe nhịp đập là biết được sức khỏe trái tim. Một trái tim khỏe mạnh thường có nhịp đập ở mức tối thiểu, nhưng vẫn bơm máu hiệu quả để đi nuôi cơ thể. Ngược lại, khi trái tim yếu, tim buộc phải làm việc cần mẫn hơn, đập nhanh hơn mới cung cấp đủ máu ra tuần hoàn.

Như vậy, tim đập nhanh có phải là dấu hiệu cảnh báo của một trái tim không khỏe? Và khi tim đập nhanh hơn mức bình thường có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải nguyên nhân và tất cả những điều chưa biết về hiện tượng tim đập nhanh.

 Tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo của một trái tim không khỏe

Tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo của một trái tim không khỏe

1. Như thế nào được gọi là tim đập nhanh?

Thông thường, tim đập nhanh được ghi nhận là khi trái tim của bạn đập trên 100 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ số nhịp tim khi nghỉ thường nằm trong khoảng 60 - 100 nhịp/ phút. Bạn có thể đo được nhịp tim bằng cách ấn nhẹ 2 ngón tay trỏ và giữa vào động mạch của cổ tay bên cạnh, đếm số nhịp đập trong 30 giây và nhân với 2.

2. Tại sao tim đập nhanh?

Nguyên nhân gây tim đập nhanh rất đa dạng, nó có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường và vô hại, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị.

Những nguyên nhân phổ biến gây tim đập nhanh bao gồm:

- Lối sống không điều độ: thiếu ngủ, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, cà phê, sử dụng ma túy và các chất kích thích khác…

- Do tâm lý: căng thẳng, lo lắng, sợ hãi…

- Thuốc điều trị: một số loại thuốc như thuốc trị hen phế quản, cao huyết áp, thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nấm, kháng sinh,.. đều có thể gây nhịp tim nhanh.

- Thay đổi nội tiết tố: phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai, nhịp tim cũng thường cao hơn mức bình thường.

-  Các vấn đề sức khỏe khác: sốt, nhiễm trùng, mất nước,…

Trong hầu hết các trường hợp, tim đập nhanh do những nguyên nhân kể trên đều là lành tính, chúng thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và sẽ tự biến mất khi bạn tránh được các tác nhân gây tim đập nhanh.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng tim đập nhanh có xu hướng xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần và đi kèm theo các triệu chứng như hồi hộp, trống ngực, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng váng… thì bạn hãy cẩn trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu của tình trạng tim đập nhanh bệnh lý, gây ra bởi một số vấn đề sức khỏe sau:

- Các bệnh tim mạch: như huyết áp cao, bệnh mạch vành, hở van tim, cơ tim phì đại, suy tim… đều có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim và gây ra hiện tượng tim đập nhanh.

- Bệnh rối loạn nhịp tim: nhịp xoang nhanh, rung nhĩ, nhịp nhanh thất, rối loạn thần kinh tim

- Một số bệnh khác: thiếu máu, bệnh cường giáp, bệnh tiểu đường,…

Trong những trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh tim đập nhanh, bạn cần được theo dõi và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

3. Tim đập nhanh, khó thở là bệnh gì?

Trái tim và phổi là hai cơ quan có mối quan hệ gần gũi với nhau, bởi vậy khi hoạt động của một trong hai cơ quan này bị rối loạn, thì đều có thể làm ảnh hưởng đến cơ quan còn lại. 

Ví dụ, các bệnh tại phổi gây khó thở, hụt hơi, chúng có thể làm tích tụ chất lỏng trong phổi hoặc các buồng tim bên phải. Khi đó trái tim sẽ cố gắng đập nhanh hơn để chống lại áp lực gia tăng này. Mặt khác, khi trái tim không khỏe có thể làm tim đập nhanh. Để đáp ứng với sự gia tăng của nhịp tim, hoạt động hô hấp cũng tăng lên để cung cấp đủ oxy cho máu.

Như vậy hiện tượng tim đập nhanh, khó thở có thể là dấu hiệu của một vấn đề tại tim hoặc phổi:

- Các vấn đề tim mạch: Có nhiều vấn đề về tim có thể làm tăng nhịp tim và khó thở, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim, huyết áp cao, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim...

- Các vấn đề về phổi: như tràn dịch màng phổi, viêm phổi, hay các bệnh về đường hô hấp như hen, viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp trên và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng gây hiện tượng khó thở và tim đập nhanh.

4. Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Khi tim đập nhanh, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả, lưu lượng máu được cung cấp tới các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả chính nó, sẽ ít hơn.

Khi hoạt động bơm máu của tim không hiệu quả, có thể khiến máu bị ứ đọng tại các buồng tim và hình thành huyết khối, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Nhịp tim tăng cũng làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim, gây nên tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, cuối cùng có thể dẫn tới suy tim.

 Tim đập nhanh có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, suy tim

Tim đập nhanh có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, suy tim

5. Cách chữa bệnh tim đập nhanh?

Để điều trị bệnh tim đập nhanh hiệu quả trước hết cần xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như nếu tim đập nhanh do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị thì có thể cần thay thế loại thuốc khác phù hợp. Nếu tim đập nhanh do mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường… thì cần điều trị ổn định bệnh lý nền. Kèm với đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống loạn nhịp để kiểm soát các cơn nhịp nhanh, thuốc chống đông để phòng ngừa huyết khối… Nếu rối loạn nhịp tim tim nghiêm trọng không đáp ứng với thuốc, có thể cần cấy ghép thiết bị để ổn định nhịp tim.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh dùng các loại đồ ăn, thức uống có thể gây tăng nhịp tim như cà phê, bia rượu, trà đặc, thuốc lá… Đặc biệt cần tránh stress, căng thẳng, mất ngủ bởi chúng sẽ làm tình trạng tim đập nhanh của bạn trở nên trầm trọng hơn. Bạn cũng nên tăng cường luyện tập dưỡng sinh, yoga, ngồi thiền, đi bộ hay bơi lội, đây là những bộ môn rất tốt để thư giãn tinh thần và ổn định hoạt động của hệ thần kinh tim, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim và hạn chế các cơn tim đập nhanh xuất hiện.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn tham khảo:

http://www.livestrong.com/article/329722-increased-heart-rate-shortness-of-breath/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/175241.php

http://www.nhs.uk/conditions/Heart-palpitations/Pages/Introduction.aspx

http://www.livestrong.com/article/243761-why-do-i-have-sudden-heart-racing-attacks/

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận