Betaloc với hoạt chất chính là metoprolol, thuộc nhóm chẹn beta giao cảm - là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đau tức ngực. Ngoài những lợi ích mà nó mang lại thì người sử dụng có thể gặp phải tác dụng phụ không? Hãy xem giải đáp của chuyên gia tim mạch cho câu hỏi của độc giả 28 tuổi ngay sau đây.

Thuốc Betaloc có thể gây chậm nhịp tim, mệt mỏi, tụt huyết áp 

Thuốc Betaloc có thể gây chậm nhịp tim, mệt mỏi, tụt huyết áp

Câu hỏi:

Tôi năm nay 28 tuổi, 5 ngày trước nhịp tim của tôi tăng lên cao, kèm theo đánh trống ngực, hồi hộp, tôi đã điện tâm đồ, siêu âm tim và phát hiện rối loạn nhịp tim nhanh nhưng không có vấn đề trên siêu âm tim, tôi được cho uống Betaloc 25 mg; mức đường trong máu của tôi bình thường, nhưng sau khi dùng thuốc tôi thấy mệt và thở ngắn. Xin hỏi có phải thuốc Betaloc gây tác dụng phụ cho tôi không?

Giải đáp của chuyên gia:

Các triệu chứng của bạn có thể liên quan tới tác dụng phụ của hoạt chất metoprolol trong Betaloc. Đây là chất chẹn beta giao cảm nên nó có thể làm giảm khả năng hoạt động thể chất của bạn, và cũng gây ra một số triệu chứng khác như khó thở… ở những người nhạy cảm. Bạn nên kiểm tra lại cả nhịp tim của mình, vì thuốc này có thể dẫn đến nhịp tim chậm, nếu nhịp tim dưới 50 lần/phút thì nên liên hệ với bác sỹ điều trị để được hướng dẫn cách chỉnh liều phù hợp. Ngoài ra, Betaloc còn gây ra một số tác dụng phụ khác như: phản ứng dị ứng, phát ban, buồn nôn, mệt mỏi, chân tay lạnh… Nếu bạn bị hen hoặc co thắt đường hô hấp thì không nên sử dụng thuốc này, vì nó có thể gây co thắt phế quản, kích hoạt cơn hen. Betaloc cũng gây tương tác với nhiều loại thuốc khác khi dùng cùng, bao gồm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác, thuốc giảm huyết áp, thuốc điều trị rối loạn tâm thần… Do vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc đang sử dụng thuốc nào kể trên, bạn hãy trao đổi với bác sỹ kê đơn để có hướng điều chỉnh thuốc hợp lý.

Chứng bệnh tim đập nhanh bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cảm xúc, vì vậy ngoài việc dùng thuốc, bạn nên điều chỉnh lối sống hợp lý như tránh thức khuya, hạn chế dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia…; bạn có thể tập các môn thể thao nhẹ nhàng, giúp kiểm soát tâm lý và nhịp tim tốt hơn như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ…

Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Thân mến.

(Ghi theo trả lời của Thạc sỹ, bác sỹ Ilir Sharka - Trung tâm Bệnh viện Đại học Mother Theresa Tirana, Hoa Kỳ)

Bình luận