Tim đập mạnh: nguyên nhân và những cách điều trị giảm nhịp tim
Tim đập mạnh có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch
Tim đập mạnh là bệnh gì? nguyên nhân do đâu?
Tim đập mạnh là tình trạng tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực, gây đánh trống ngực, hồi hộp, người bệnh cảm giác tim đập mạnh ở cả vùng cổ họng.
Triệu chứng tim đập mạnh bất thường có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: yếu tố tâm lý, các bệnh lý tại tim hoặc ngoài tim. Các nguyên nhân không liên quan đến tim bao gồm:
- Tâm trạng lo lắng, căng thẳng, stress: Là nguyên nhân làm tăng tiết hormon adrenalin, gây tăng nhịp tim, co mạch, run chân tay, mất ngủ. Một số trường hợp mạch đập mạnh khi nằm cũng là do nguyên nhân này, hoặc liên quan nhiều tới chứng rối loạn thần kinh tim, do trào ngược dạ dày thực quản.
- Hoạt động gắng sức: Do nhu cầu năng lượng, oxy và chất dinh dưỡng của các cơ quan tăng lên nên khi cơ thể hoạt động thể chất, biểu hiện tim đập mạnh khó thở, nặng ngực dễ xảy ra.
- Dùng chất kích thích: Như caffein, thuốc lá, rượu bia, hoặc chất gây nghiện như cocaine, amphetamine đều ảnh hưởng tới hệ thần kinh tim.
- Các bệnh lý như: Cường giáp, tụt đường huyết, thiếu máu, huyết áp thấp, sốt, mất nước, rối loạn điện giải… đều khiến tim tăng nhịp.
- Thay đổi nội tiết tố: Trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh. Đôi khi, tim đập mạnh khi mang thai là do thiếu máu.
- Tác dụng phụ của thuốc: Bao gồm thuốc giảm cân, thuốc trị cảm cúm, thuốc điều trị hen suyễn, thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hoặc thuốc trị bệnh nhược tuyến giáp.
- Một số người bị tim đập nhanh bất thường, đánh trống ngực sau bữa ăn no, ăn nhiều tinh bột, đường, chất béo, bột ngọt, muối hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định.
Cách bệnh lý tim mạch là nguyên nhân làm tăng nhịp tim, tim đập nhanh khó thở bao gồm: Tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh van tim: hẹp van tim, hở van tim, bệnh cơ tim.
Tim đập nhanh, tim đập mạnh kèm theo hồi hộp, trống ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim. Nếu bạn cũng đang có những biểu hiện này, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0981.238.219 (miễn cước) để được tư vấn cách phát hiện, điều trị.
Tim đập mạnh có sao không? khi nào cần điều trị?
Nếu là tim đập mạnh đập nhanh sinh lý, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn là đáp ứng tự nhiên của cơ thể để đối phó với các tác nhân bên ngoài, môi trường hoặc cảm xúc tiêu cực của bản thân, và trường hợp này không đáng lo ngại, bởi nó giúp bạn đối phó với tình huống bất lợi ở thời điểm hiện tại. Trường hợp này thì khi ổn định lại tâm lý thì nhịp tim sẽ về bình thường, chưa cần thiết phải điều trị.
Tim đập nhanh và mạnh chỉ trở nên nguy hiểm khi nó kèm theo triệu chứng khó thở, mệt mỏi, choáng váng, ngất xỉu, và xảy ra trên nền bệnh tim mạch khác như suy tim, sau nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, hẹp hở van tim… Bởi bệnh sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, ngưng tim đột ngột, đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức.
Những cách giảm triệu chứng tim đập mạnh, tránh rủi ro
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng tim đập nhanh mà mức độ cần thiết phải điều trị là khác nhau, có thể chỉ thay đổi lối sống, nhưng nhiều người sẽ phải dùng thuốc điều trị hoặc can thiệp lên hệ thống điện tim. Sau đây là một số phương pháp giúp giảm triệu chứng tim đập mạnh:
Tập yoga, điều tiết cảm xúc giúp giảm triệu chứng tim đập mạnh
- Xây dựng lối sống khoa học: Bạn nên tránh lo lắng căng thẳng, giữ tâm lý ổn định bằng các bài tập như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, tập yoga, đi bộ, xông tinh dầu thư giãn, thực hiện mỗi ngày ít nhất 30 phút và duy trì 5 ngày/tuần. Bạn cũng nên ngủ đủ giấc, không thức quá khuya sau 23h đêm và tránh xa các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia. Bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều omega -3 như cá biển, hạt ngũ cốc, đậu, lạc, hạt dẻ, hạnh nhân; tăng cường rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin C; cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, muối. Đồng thời, bạn cũng nên bỏ thuốc lá, không dùng rượu bia, cà phê, không dùng thuốc cảm cúm khi chưa có hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Dùng thảo dược tự nhiên để giảm tim đập mạnh: Nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy một số loại thảo dược như Khổ sâm có khả năng làm giảm tính kích thích cơ tim, ức chế sự tăng tiết adrenalin, điều chỉnh hệ thống điện tim và ổn định hệ thần kinh tim nên giúp làm giảm và ổn định nhịp tim, phòng tránh các cơn loạn nhịp xảy ra. Người bệnh tim mạch có thể dùng Khổ sâm kết hợp cùng nhiều thảo dược khác có lợi cho tim để giảm triệu chứng tim đập mạnh và hạn chế sự xuất hiện của chúng trong tương lai. Hiện tại ở Việt Nam đã có một số sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim có chứa Khổ sâm, người bệnh có thể sử dụng kết hợp cùng các biện pháp tây y.
- Giảm tim đập nhanh bằng phương pháp tây y: bao gồm dùng thuốc tây và can thiệp phẫu thuật. Người bệnh sẽ được dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây tim đập mạnh phù hợp, kết hợp với thuốc giảm triệu chứng như nhóm chẹn beta giao cảm với biệt dược thường dùng nhất là Betaloc, Concor; thuốc chẹn kênh calci như Tildiem, Diltiazem… Nếu dùng thuốc nhưng nhịp tim vẫn không thể kiểm soát, các biện pháp khác sẽ được khuyến cáo cho bạn bao gồm đốt điện tim, cấy máy tạo nhịp tim, đặt máy khử rung tim.
Triệu chứng tim đập mạnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và việc điều trị cần kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp tây y cùng với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và lối sống lành mạnh, tâm lý ổn định.
Nguồn: https://www.webmd.com/heart-disease/guide/what-causes-heart-palpitations#2
Bình luận