Cách điều trị rối loạn nhịp tim nhanh và nhịp tim chậm không giống nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cả 2 bệnh: tim đập nhanh, tim đập chậm và các phương pháp trị bệnh hiệu quả.

Cách điều trị rối loạn nhịp tim nhanh và nhịp tim chậm không giống nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cả 2 bệnh: tim đập nhanh, tim đập chậm và các phương pháp trị bệnh hiệu quả.

Cách điều trị rối loạn nhịp tim chậm

Tim đập chậm là gì?

Khi ở trạng thái nghỉ ngơi mà nhịp tim của bạn dưới 60 nhịp/phút thì được coi là nhịp tim chậm. Trừ một số người đo nhịp tim trong khi ngủ hoặc người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, thì nhịp tim khoảng 40-50 lần/phút nhưng vẫn được coi là bình thường.

Đặt máy tạo nhịp - lựa chọn điều trị cho người nhịp tim chậm

Hiện tại không có một loại thuốc nào có thể làm tăng nhịp tim, cho nên  nếu bạn bị tim đập chậm không rõ nguyên nhân, thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, choáng váng, thiếu sức sống thì bác sỹ sẽ chỉ định đặt máy tạo nhịp tim và thay đổi lối sống. Máy tạo nhịp là 1 thiết bị nhỏ được cấy dưới da gần xương đòn. Các dây điện cực chạy từ máy tạo nhịp qua các mạch máu đến tim, nếu nhịp tim của bạn quá chậm hoặc ngừng đập, máy sẽ phát xung điện kích thích tim của bạn đập với tốc độ ổn định.

Đặt máy tạo nhịp tim là lựa chọn điều trị gần như số 1 cho người nhịp tim chậm

Đặt máy tạo nhịp tim là lựa chọn điều trị gần như số 1 cho người nhịp tim chậm

Những lưu ý trong lối sống & chế độ ăn của người bị tim đập chậm

Theo Presse Médical, nếu người trưởng thành ăn ít hơn 1.350 calo mỗi ngày có thể làm tim đập chậm. Vì vậy, người bị nhịp tim chậm nên bổ sung đầy đủ thịt nạc, ăn  trái cây, rau củ, sản phẩm từ sữa, trứng.

Đặc biệt, người bệnh cần duy trì sự cân bằng nồng độ các chất điện giải (natri, magie, kali): thiếu hay thừa natri và kali có thể gây rối loạn nhịp. Nếu natri trong máu của bạn thấp thì bạn có thể hạn chế uống nước, kali trong máu cao thì bạn cần tránh thực phẩm giàu kali như: chuối, bí… Bạn nên ăn các loại ngũ cốc như: yến mạch, gạo lứt vừa cải thiện sức khỏe trái tim, vừa giúp giảm cholesterol. Đồng thời, bạn cần chú ý giảm căng thẳng bằng các biện pháp tự nhiên như tập thể dục hàng ngày, tập yoga, đọc sách hay nghe nhạc.

Rối loạn nhịp tim nhanh và cách điều trị

Khác với rối loạn nhịp tim chậm, có nhiều lựa chọn điều trị cho những trường hợp bị rối loạn nhịp nhanh, tùy theo các triệu chứng bạn gặp phải và tần suất xuất hiện mà phương pháp điều trị có thể là: thay đổi lối sống, dùng thuốc, đốt điện tim hay can thiệp phẫu thuật như đặt máy tạo nhịp tim.

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

Tùy tình trạng bệnh mà thuốc trị rối loạn nhịp nhanh sẽ khác nhau. Một số nhóm thuốc trị rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp có thể kể đến như:

- Thuốc chống loạn nhịp: Dùng để chuyển nhịp tim thành nhịp xoang (nhịp tim bình thường) hoặc để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim.

- Thuốc chẹn kênh canxi

Nếu bạn bị đau thắt ngực, huyết áp cao và rối loạn nhịp tim, bác sỹ có thể kê cho bạn thuốc chẹn kênh canxi để làm giãn mạch máu, tăng cường máu đến tim, giúp giảm đau ngực,  giảm huyết áp và giảm nguy cơ loạn nhịp tim.

- Thuốc chẹn beta

Đây là nhóm thuốc rất phổ biến dùng để điều trị nhịp tim nhanh bởi tác dụng ức chế tiết adrenalin - chất gây co mạch và làm tăng nhịp tim nên giúp giảm nhịp tim, hạ huyết áp và thư giãn mạch máu.

- Thuốc chống đông

Thuốc chống đông không khắc phục được vấn đề nhịp tim nhưng sẽ giúp giảm nguy cơ cục máu đông do biến chứng của bệnh rối loạn nhịp gây ra, vì một số dạng loạn nhịp (rung nhĩ) có thể làm hình thành huyết khối, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

- Thuốc điều trị các bệnh là nguyên nhân làm tăng nhịp tim

Nếu bạn bị tăng nhịp tim do bệnh lý khác ngoài tim gây ra như: cường giáp, bệnh phổi, lupus ban đỏ… dùng thuốc điều trị bệnh đó thì rối loạn nhịp cũng giảm theo.

Một trong những cách điều trị rối loạn nhịp là dùng thuốc

Một trong những cách điều trị rối loạn nhịp là dùng thuốc

Thay đổi lối sống giúp làm giảm tim đập nhanh

Những thay đổi tưởng chừng nhỏ sau đây nhưng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh rối loạn nhịp tim nhanh của bạn:

  • Hạn chế đồ ăn chứa đường vì sẽ làm tăng nhịp tim, ví dụ như: khoai tây, khoai lang, sắn, chuối, gạo trắng, đường, nước giải khát, kem, bánh ngọt.
  • Người bệnh nhịp tim nhanh nên ăn nhiều cá, rau quả, hạn chế đồ chiên xào. Các loại đậu chứa rất nhiều protein có thể thay thế cho thịt, nhất là đậu nành, vì vậy bạn nên ăn 3-4 bữa/tuần.
  • Bổ sung thực phẩm chứa magie và kali để kiểm soát nhịp tim: rau cải bó xôi, diếp cá, đỗ, măng tây, bí ngô, củ cải, mận, dưa hấu, cần tây, nho, mơ, bơ, lê, dứa, cam, đu đủ, đào, chuối.
  • Không dùng chất kích thích như: trà, cà phê, rượu, bia, nước tăng lực, thuốc lá.
  • Tập thể dục hàng ngày bằng các bài tập vừa sức như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập yoga, đi thang bộ thay vì thang máy
  • Tránh lo lắng, căng thẳng bằng cách trò chuyện với bạn bè và người thân

Ngoài ra, bạn nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tăng nhịp tim để phòng ngừa và ngăn rối loạn nhịp tim tiến triển nặng thêm bằng cách: giữ huyết áp, cholesterol trong giới hạn cho phép, khám bệnh định kỳ...

Xem thêm:

Nhiều loại thực phẩm giúp ổn định nhịp ở người rối loạn nhịp tim

Nhiều loại thực phẩm giúp ổn định nhịp ở người rối loạn nhịp tim

Khi nào cần can thiệp, phẫu thuật giảm nhịp tim

Nếu việc dùng thuốc và thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích thì các can thiệp như đặt máy khử rung tim ICD, đốt điện tim bằng năng lượng sóng radio qua ống thông hay phẫu thuật cắt bỏ phần phình tim, đường dẫn truyền tắt, sẽ hữu ích với người bệnh tim đập nhanh.

Dùng thuốc nam trị rối loạn nhịp tim

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, hoạt chất matrin và oxymatrin trong Khổ Sâm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim, giảm tần suất và mức độ của cơn rối loạn nhịp nhờ ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, tăng thời gian dẫn truyền và giảm tính kích thích cơ tim. Đan Sâm, Natto có tác dụng hoạt huyết, tăng lưu lượng máu đến tim giúp tim bơm máu hiệu quả. Hoàng Đằng có tác dụng chống loạn nhịp, giảm cholesterol. Bởi vậy, sự kết hợp của các vị dược liệu trên sẽ tạo nên giải pháp hữu ích với người bị rối loạn nhịp tim.

Loại bỏ yếu tố nguy cơ gây loạn nhịp để tăng hiệu quả điều trị

Kiểm soát, loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh là cách hữu ích giúp phòng ngừa và ngăn không không để rối loạn nhịp tim tiến triển nặng thêm, người bệnh nên:

Giữ huyết áp, cholesterol trong giới hạn cho phép, giảm cân

  • Ăn uống lành mạnh, ngủ nhiều hơn
  • Không dùng những chất làm tăng nhịp tim: thuốc lá, cafein, trà xanh
  • Điều trị tốt các bệnh mắc kèm như: lupus, cường giáp, bệnh phổi

Ngoài việc dùng thuốc, can thiệp phẫu thuật thì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh là biện pháp tự nhiên an toàn, hiệu quả và rất dễ thực hiện, hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp chậm. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn nhịp cũng như cách điều trị hiệu quả, để bệnh không tiến triển nặng thêm.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn:
https://www.livestrong.com/article/555582-what-food-is-good-for-a-person-with-bradycardia/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-arrhythmia/diagnosis-treatment/drc-20350674

https://www.botanical-online.com/tachycardiadiet.htm

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận