Cho đến nay, rất khó xác định được nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim. Dẫn đến việc chẩn đoán, điều trị hay chỉ định thuốc gặp rất nhiều khó khăn và phải cân nhắc kỹ lưỡng. Rất may mắn vì có nhiều thảo dược Đông y đã được chứng minh giúp ổn định nhịp tim hiệu quả, nhất là khi kiên trì dùng lâu dài.

Triệu chứng điển hình của rối loạn thần kinh tim

Rối loạn thần kinh tim (còn gọi là cường giao cảm, rối loạn lo âu hoặc hay rối loạn thần kinh thực vật) không chỉ gây ra triệu chứng giống bệnh tim mà còn để lại hậu quả nặng nề đến đời sống và tâm lý của người bệnh do mệt mỏi triền miên và lo lắng kéo dài.

Có thể kể ra triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

- Tim đập quá nhanh (trên 100 nhịp/ phút) hoặc không đều

- Ra mồ hôi, khó thở, choáng váng, chóng mặt, ngất

- Dễ hồi hộp khi đến nơi đông người như đám cưới, đám giỗ

- Cảm giác nuốt nghẹn, khó nuốt, vướng ở cổ

- Cảm giác đau tức, đau nhói xuyên từ lưng đến ngực trái, nặng ngực, thiếu hơi thở, mệt mỏi, khi ngủ có hiện tượng bóng đè.

Chưa kể, người bệnh có nguy cơ đối mặt với cơn nhồi máu cơ tim thậm chí là ngừng tim đột ngột hay tử vong do đột quỵ.

Triệu chứng của rối loạn thần kinh tim tương tự như bệnh tim thực sự nhưng đi khám khó tìm ra bệnh

Triệu chứng của rối loạn thần kinh tim tương tự như bệnh tim thực sự nhưng đi khám khó tìm ra bệnh

Xem thêm: Có những nguyên nhân nào gây nhịp tim nhanh?

Điều khó khăn trong điều trị rối loạn thần kinh tim

Rối loạn thần kinh tim được ví như “bệnh giả vờ”. Nhiều người còn nghĩ rằng mình bị hoang tưởng, ảo giác vì bình thường vẫn làm việc, sinh hoạt nhưng nhịp tim sẽ đập nhanh 1 cách bất chợt không báo trước. Tuy nhiên, lúc đi khám, đến bệnh viện thì tim lại đập bình thường nên bác sỹ không tìm ra bệnh. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợ, không còn tin vào chẩn đoán của bác sỹ nên sẽ đi khám ở rất nhiều nơi. Càng hoảng loạn thì nhịp tim càng loạn nhịp.

Chính vì không tìm ra bệnh nên rất ít trường hợp bệnh nhân được chỉ định điều trị rối loạn thần kinh tim ngay từ lần đầu. Thay vào đó, bệnh nhân sẽ nhận được lời khuyên thay đổi lối sống, tránh lo lắng, căng thẳng.

Ngay cả khi bệnh nhân được chỉ định thuốc như thuốc chẹn beta giao cảm hay thuốc an thần nhóm benzodiazepines thì thuốc vẫn có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, gây tác dụng phụ, làm hạ nhịp tim quá mức hoặc gây các cơn loạn nhịp nghiêm trọng.

Tất cả những điều này khiến người bệnh hoang mang và làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn, phức tạp.

Bị rối loạn thần kinh tim, nhưng khám không ra bệnh khiến người bệnh hoảng sợ, lo lắng

Bị rối loạn thần kinh tim, nhưng khám không ra bệnh khiến người bệnh hoảng sợ, lo lắng

Tìm về Đông y trong điều trị rối loạn thần kinh tim

Với những khó khăn trong điều trị rối loạn thần kinh tim như đã nói, thì việc tìm ra phương pháp mới giúp nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân là hết sức cần thiết. Và một trong những hướng đi đó là tìm về các loại thảo dược trong y học cổ truyền.

Theo Đông y của Việt Nam và các ghi chép đề cập đến các dược liệu như Khổ sâm, Đan sâm, Vàng đằng với khả năng cân bằng và điều hòa lại các rối loạn nhịp tim một cách tự nhiên, bền vững mà ít gây ra tác dụng phụ. Kiên trì sử dụng lâu dài sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng váng do tim đập nhanh, rối loạn thần kinh tim gây ra.

Khổ sâm – thảo dược quý giá cho người loạn nhịp tim

Khổ hay còn gọi là “Sâm đắng” được ví như linh dược, thảo dược quý giá không thể thiếu khi điều trị rối loạn thần kinh tim trong Đông y.

Y học hiện đại đã chỉ ra, hai hoạt chất chính là matrine và oxymatrine có mặt trong rễ củ của Khổ sâm có tác dụng trực tiếp lên cơ tim, giúp điều hòa rối loạn nhịp tim.

Một nghiên cứu khác thực hiện tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho thấy hoạt chất matrine tác động trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, tăng thời gian dẫn truyền trong tim, giảm kích thích cơ tim và thúc đẩy cảm giác thư giãn mạch máu. Từ đó giúp chống rối loạn nhịp tim, bảo vệ cơ tim và ngăn ngừa suy tim tương tự như nhóm thuốc chẹn beta giao cảm (nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim).

Nghiên cứu này cũng phát hiện hoạt chất oxymatrine có khả năng ổn định điện thế trong tim, giảm tần suất xuất hiện và cường độ của các cơn rối loạn nhịp.

Khổ sâm - linh dược không thể thiếu khi điều trị rối loạn thần kinh tim trong Đông y.

Khổ sâm - linh dược không thể thiếu khi điều trị rối loạn thần kinh tim trong Đông y.

Đan sâm – giảm nguy cơ đột tử do tim

Đan sâm là thảo dược có mặt trong hầu hết các bài thuốc Đông y để trị bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học của Đại học Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc đã phát hiện ra Đan sâm có tác dụng giảm hoặc ngăn chặn rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa cục máu đông hình thành nên giúp giảm nguy cơ đột tử.

Hoàng đằng – thảo dược tiềm năng chống rối loạn nhịp tim

Những thập niên gần đây, bên cạnh hai thảo dược kể trên, các nhà khoa học phát hiện thêm hoạt chất chính trong Hoàng đằng là Berberine cũng có hiệu quả chống rối loạn nhịp tim. Berberine ngăn ngừa sự khởi phát của rối loạn nhịp nhanh thất và giảm nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp tim trong thiếu máu cơ tim cục bộ. Tác dụng này tương tự như các thuốc chống loạn nhịp nhóm III.

Tại Việt Nam, nhờ ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, ba thảo dược Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nén. Sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn nhịp tim nhanh, giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người bệnh rối loạn thần kinh tim.

3 thảo dược quý giúp ổn định nhịp tim: Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng

3 thảo dược quý giúp ổn định nhịp tim: Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng

Muốn chữa bệnh rối loạn thần kinh tim thì bạn hãy dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, vì không có thuốc nhịp tim tăng cao sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên về lâu về dài thì các thảo dược Đông y sẽ tác động sâu vào nguyên nhân gây bệnh để ổn định nhịp tim dài lâu.

 

Theo nguồn:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20717872

Bình luận