Nếu bạn đã bước sang tuổi 40 và đôi khi thấy xây xẩm mặt mày, bốc hỏa, tim đập nhanh hồi hộp, khô âm đạo... bạn hãy nghĩ rằng giai đoạn tiền mãn kinh đang ghé thăm mình. Vậy làm thế nào để thoát khỏi những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này, đặc biệt là lấy lại nhịp đập vốn có của trái tim? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Tiền mãn kinh gây ra triệu chứng nào?

Thời kỳ tiền mãn kinh bắt đầu vài năm trước khi mãn kinh ở phụ nữ,thường xảy ra ở độ tuổi 40, nhưng có thể là tuổi 30 hoặc thậm chí sớm hơn. Giai đoạn này kéo dài khoảng 4 năm, trung bình dao động từ vài tháng cho đến 10 năm. Sự sụt giảm đột ngột nồng độ hormone nữ đã gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho phụ nữ, bao gồm:

- Tim đập nhanh hồi hộp, đánh trống ngực: Dù không được nói đến rộng rãi, nhưng đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở nhiều phụ nữ tiền mãn kinh và họ ngạc nhiên khi đi khám không hề phát hiện ra tổn thương nào tại tim, dù cho triệu chứng của bệnh tim rõ ràng đến vậy.

- Khó thở: Thường khiến bạn bị hụt hơi khi đi lại, leo cầu thang hoặc lúc nghỉ ngơi. Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh rung nhĩ.

- Nặng ngực: Cảm giác nặng, đè nén, đau âm ỉ trong lồng ngực xuất hiện tái đi tái lại và xảy ra ngay cả khi nằm ngủ.

- Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ: thường do giảm lượng máu lên não, não thiếu dưỡng khí.

- Bốc hỏa: cảm giác nóng bừng, đỏ mặt và vã mồ hôi

- Đổ mồ hôi ban đêm, trằn trọc khó ngủ

- Khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, da và tóc khô

- Kinh nguyệt không đều

- Giảm trí nhớ

 Tiền mãn kinh có thể gây triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh cho phụ nữ trung niên

Tiền mãn kinh có thể gây triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh cho phụ nữ trung niên

Tại sao tim đập nhanh, hồi hộp ở giai đoạn tiền mãn kinh?

Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone estrogen tăng và giảm thất thường là nguyên nhân chính gây hồi hộp, tim đập nhanh ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Tương tự như vậy, phụ nữ mang thai, trước chu kỳ kinh nguyệt cũng hay gặp phải triệu chứng này.

Đánh trống ngực ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh thường kèm theo sự bốc hỏa, cùng với đó, nhịp tim có thể tăng từ 8 đến 16 nhịp mỗi phút trong thời gian đó. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ các nguyên nhân khác gây đánh trống ngực bao gồm:stress căng thẳng, tập thể dục quá sức, sử dụng caffeine, rượu và thuốc lá, dùng một số thuốc ho và cảm lạnh, thuốc điều trị hen dạng hít, sốt, tiêu chảy, cường giáp, tụt đường huyết hoặc mắc một số bệnh rối loạn nhịp tim như ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất...

4 biện pháp để ổn định nhịp tim trong thời kỳ tiền mãn kinh

Mặc dù tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh trong giai đoạn tiền mãn kinh thường là tạm thời. Nhiều phụ nữ thấy rằng nhịp tim của họ trở lại bình thường sau khi mãn kinh hoàn toàn. Tuy nhiên, giai đoạn tiền mãn kinh này lại kéo dài, và các triệu chứng ảnh hưởng lớn đến phụ nữ trung niên, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của họ. Đồng thời, nguy cơ mắc bệnh tim của phụ nữ lại tăng lên đáng kể sau mãn kinh, chính vì vậy bạn cần có các biện pháp điều trị và dự phòng ngay từ sớm bằng các biện pháp như:

Sử dụng liệu pháp thay thế hormon

Chính là sử dụng estrogen đơn thuần hoặc phối hợp cả proestogen để bù cho lượng hormone này bị thiếu hụt trong giai đoạn tiền mãn kinh, điều này có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan như bốc hỏa, hồi hộp tim đập nhanh, vã mồ hôi… Tuy nhiên, phương pháp này có rất nhiều hạn chế, như gây tác dụng phụ bao gồm đau vú, đau đầu và xuất huyết âm đạo, làm tăng nguy cơ bị đông máu và ung thư vú. Đồng thời, những người đã mắc một số loại ung thư vú hoặc có nguy cơ cao bị ung thư vú không nên dùng liệu pháp thay thế hormon này.

Dùng thuốc giảm nhịp tim và khám bệnh định kỳ

Đôi khi triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống của phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, hoặc người bệnh bị nghi ngờ mắc bệnh lý về tim, bác sỹ có thể cho bạn sử dụng thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi để giúp tim duy trì nhịp đập bình thường. Tuy nhiên, đôi khi các thuốc này có thể gây hạ nhịp tim quá mức và không nên ngưng sử dụng đột ngột vì có thể gây loạn nhịp nặng hơn. Vì vậy, bạn hãy dùng thuốc theo đơn và khám bệnh định kỳ khi hết thuốc.

Ngoài gặp phải các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh thì phụ nữ trung niên còn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên, cụ thể là bệnh xơ vữa động mạch, cùng với nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Chính vì vậy, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được dùng thuốc nếu cần thiết.

Dùng giải pháp thảo dược để ổn định nhịp tim an toàn, hiệu quả

Nghiên cứu tại nhiều nước lớn trên thế giới cho thấy thảo dược Khổ sâm có khả năng chống rối loạn nhịp tim nhờ ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, tăng thời gian dẫn truyền tim và làm giảm tính kích thích quá mức của thần kinh tim, tác động tương tự nhóm chẹn beta giao cảm. Đồng thời, Khổ sâm còn thúc đẩy cảm giác thư giãn mạch máu bằng cách ức chế phóng thích các hormon có tác dụng gây tăng nhịp tim (như adrenalin) vào trong máu nên giúp ổn định nhịp tim, bảo vệ cơ tim, chống loạn nhịp và phòng ngừa suy tim. Điều này đặc biệt có lợi trong việc ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh cho phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh.

Hiện nay, Khổ sâm được phối hợp với một số thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto và hoạt chất Taurine, Magie trong giải pháp hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân khác nhau.

 Rễ cây Khổ sâm (Sophora flavescens) có tác dụng ổn định nhịp tim cho người bị tim đập nhanh trong giai đoạn tiền mãn kinh

Rễ cây Khổ sâm (Sophora flavescens) có tác dụng ổn định nhịp tim cho người bị tim đập nhanh trong giai đoạn tiền mãn kinh

Xây dựng lối sống khoa học và điều độ

Ngoài các thuốc hay giải pháp hỗ trợ thì lối sống có vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh trong giai đoạn tiền mãn kinh. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn giảm triệu chứng rất nhiều.

- Kiểm soát tốt cảm xúc bằng các bài tập như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, đi bộ, yoga, đạp xe, tập thái cực quyền. Nên duy trì mỗi ngày ít nhất 30 phút và 5 ngày/tuần

- Loại bỏ các chất kích thích ra khỏi chế độ ăn uống: gồm cà phê, thuốc lá, trà đặc, sôcôla, thức ăn cay, không tự ý dùng thuốc cảm cúm…

 - Nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, cá và thực phẩm từ sữa ít béo. Ăn giảm đường, muối, cholesterol và chất béo bão hòa có trong mỡ hay nội tạng động vật, đồ chiên xào.

- Kiểm soát huyết áp, đường trong máu và mức cholesterol. Nếu các chỉ số này cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn.

- Duy trì cân nặng hợp lý, nếu thừa cân thì nên có chế độ giảm cân lành mạnh.

Nếu bạn có một chế độ ăn uống hợp lý, dùng thuốc đúng hướng dẫn và lựa chọn đúng giải pháp thì các triệu chứng hồi hộp tim đập nhanh, đánh trống ngực, vã mồ hôi trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ không còn gây ảnh hưởng nhiều đến bạn nữa.

 Biên tập viên sức khỏe Đông tây

Tham khảo:

https://www.everydayhealth.com/atrial-fibrillation/symptoms/eight-signs-of-heart-changes-during-menopause/

https://www.healthline.com/health/menopause/menopause-and-heart-palpitations#causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317700.php

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận