Trong suốt cuộc đời, có thể sẽ một hai lần bạn xuất hiện cơn đau tim hay chỉ là cảm giác nhói nơi lồng ngực. Nhưng có nhiều người bệnh phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau tim. Vậy một cơn đau tim là gì? Điều gì dẫn đến tình trạng đó và phải xử trí như thế nào ?

Trong suốt cuộc đời, có thể sẽ một hai lần bạn xuất hiện cơn đau tim hay chỉ là cảm giác nhói nơi lồng ngực. Nhưng có nhiều người bệnh phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau tim. Vậy một cơn đau tim là gì? Điều gì dẫn đến tình trạng đó và phải xử trí như thế nào ?

Cơn đau tim xảy ra khi dòng chảy của máu giàu oxy đến một phần cơ tim bị nghẽn lại khiến trái tim không có đủ oxy. Nếu dòng chảy này không được khôi phục nhanh chóng, các tế bào cơ tim có thể bị hủy hoại. Vì vậy, ngay khi xuất hiện cơn đau tim, bạn cần đi khám bác sỹ chuyên khoa tim mạch để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Đau tim do nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra do hậu quả của bệnh động mạch vành (CHD), là tình trạng các mảng bám tích tụ trên thành động mạch kéo dài nhiều năm dẫn đến xơ vữa động mạch. Khi một phần các mảng bám bên trong động mạch vỡ ra, cục máu đông sẽ hình thành trên bề mặt của mảng bám. Nếu cục máu đông có kích thước đủ lớn, nó sẽ làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn dòng máu đi qua lòng động mạch, được gọi là nhồi máu cơ tim. Nếu không được điều trị kịp thời, một vùng cơ tim sẽ bị hủy hoại do không nhận đủ oxy và dinh dưỡng. Các mô sẹo hình thành tại tim có thể dẫn đến tổn thương tim với nhiều biến chứng nghiêm trọng sau này.

Dong-mach-vanh-tac-nghen-gay-con-dau-tim-va-huy-hoai-co-tim

Động mạch vành tắc nghẽn gây cơn đau tim và hủy hoại cơ tim

Cơn đau tim do co thắt mạch vành

Co thắt mạch vành là nguyên nhân ít gặp hơn, nhưng cũng dẫn đến cơn đau tim. Đây là một bệnh lý trong đó mạch máu co thắt làm thu hẹp lòng mạch, gây giảm hoặc gián đoạn lưu lượng máu đi qua. Tình trạng này có thể xảy ra ở động mạch vành và không bị ảnh hưởng bởi xơ vữa động mạch.

Biến chứng của cơn nhồi máu cơ tim (đau tim)

Nhồi máu cơ tim nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim hay rối loạn nhịp tim.

Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy đi nuôi cơ thể. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim không đập theo nhịp thông thường. Có nhiều loại rối loạn nhịp tim nhưng trong nhồi máu cơ tim cần chú ý biến chứng rung thất. Đây là dạng loạn nhịp nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Phát hiện cơn đau tim kịp thời

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau tim bạn cần có biện pháp xử trí kịp thời để cứu sống người bệnh và tránh thiệt hại cho trái tim. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến cảnh báo cơn đau tim có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới:

Đau tức ngực: Các cơn đau tim thường bắt đầu bằng cảm giác khó chịu nơi lồng ngực (vùng giữa hoặc ngực trái). Cảm giác này thường kéo dài hơn một phút hoặc biến mất rất nhanh rồi lặp lại. Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy như có một áp lực rát lớn lên lồng ngực khiến trái tim đau tức. Có khi bạn cảm thấy ợ nóng và khó tiêu…

Cơ thể cảm thấy khó chịu: Bạn có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm, hoặc phần trên của dạ dày (trên rốn).

Khó thở: Đây là triệu chứng có thể xuất hiện trước hoặc cùng với cơn đau tức ngực và cảm giác khó chịu vùng nửa trên cơ thể. Khó thở có thể xảy ra cả khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động thể chất.

 - Các triệu chứng khác bạn có thể gặp phải

+ Toát mồ hôi, ớn lạnh

+ Mệt mỏi bất thường mà không có lý do. Tình trạng xuất hiện trong nhiều ngày (thường xuất hiện ở phụ nữ).

+ Buồn nôn, ói mửa (cảm giác khó chịu bao tử)

+ Choáng váng, chóng mặt

Xử trí khi gặp phải cơn đau tim

Không phải cơn đau tim nào cũng xuất hiện bất ngờ với dấu hiệu đau tức ngực dữ dội, chúng xuất hiện khác nhau ở mỗi người và nếu bạn đã từng có cơn đau tim thì các cơn đau này cũng biểu hiện rất khác nhau.  Khi thấy cơ thể có một vài trong số các biểu hiện trên kèm theo tim đập nhanh, bạn nên đi cấp cứu ngay tại chuyên khoa tim mạch để bảo toàn tính mạng. Đồng thời bạn cũng lưu ý không nên tự lái xe đến bệnh viện. Hãy gọi cho nhân viên y tế để xử lý đúng cách. Bạn cũng có thể dùng thuốc nitroglycerin để giảm cơn đau nếu trước đó bác sĩ đã từng kê đơn cho bạn sử dụng loại thuốc này.

Cơn đau tim không dễ dàng phát hiện, nhưng hậu quả của nó để lại là rất lớn nếu không được cấp cứu kịp thời.  Vì vậy, dù khỏe mạnh hay đang có bệnh tim mạch, bạn hãy có kế hoạch dự phòng cơn đau tim bằng cách kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, nhịp tim, cholesterol máu, đường máu bằng lối sống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, ăn nhiều rau xanh và luyện tập mỗi ngày.

Trích nguồn: http://www.nhlbi.nih.gov

Bình luận