Tim đập nhanh khi thức dậy: Nguyên nhân và cách cải thiện
Nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi thức dậy
Nếu khi ngủ dậy dù là ngày hay đêm, bạn cảm nhận thấy nhịp tim nhanh một cách bất thường, do thể đi kèm với triệu chứng đánh trống lồng ngực, mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực… thì bạn có thể nghĩ đến một số nguyên nhân sau:
Căng thẳng lo âu
Thông thường những người quá lo lắng thường xuyên bị stress, rối loạn lo âu và rất dễ làm tim đập nhanh khi ngủ dậy, kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, hơi thở nhanh, khó ngủ...
Tình trạng căng thẳng, quá mức sẽ có thể nhanh chóng kích hoạt chế độ giải phóng các hormone vào máu, từ đó sẽ làm cho nhịp tim của bạn ngày càng tăng cao hơn. Theo một số nhà khoa học cho rằng có đến khoảng 31% những trường hợp tim đập nhanh là do những ảnh hưởng từ tâm lý bạn lo lắng, căng thẳng quá mức.
Tim đập nhanh khi thức dậy có thể do căng thẳng lo âu
Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ. Khi ăn các loại thực phẩm có chứa quá nhiều đường điển hình như các loại nước ngọt, bánh kẹo,... trước khi ngủ thì sẽ có thể dẫn đến nguy cơ đường huyết tăng lên rất nhanh, khó kiểm soát được. Lượng đường dư thừa sẽ nhanh chóng kích thích cơ thể sản sinh ra hormone căng thẳng, dẫn đến tim đập nhanh khi ngủ dậy. Ngoài ra, khi bạn uống quá nhiều rượu bia vào buổi tối sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng tim dần đập nhanh hơn khi ngủ dậy.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân khiến tim đập nhanh hơn bình thường. Rối loạn giấc ngủ hoặc không ngủ đủ giấc có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Người bệnh có thể cảm thấy nhịp tim nhanh hơn một chút vào ngày hôm sau. Một nghiên cứu tại Mỹ cho biết sau 24 tiếng thiếu ngủ, những người tham gia nghiên cứu bị tăng nhịp tim và huyết áp cao. Các dấu hiệu khác của tình trạng thiếu ngủ bao gồm: mệt mỏi, bất cẩn, sương mù tinh thần.
Mất ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim sau khi thức dậy
Thiếu máu
Khi lượng hồng cầu trong máu thấp do thiếu máu sẽ khiến oxy không đủ cung cấp cho các cơ quan. Lúc này tim cần phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho các hoạt động trong cơ thể. Hơn nữa, khi ngủ dậy, cơ thể sẽ tự động kích hoạt hệ thống thần kinh. Điều này sẽ làm hệ thống tim mạch hoạt động mạnh mẽ hơn, nhịp tim cũng sẽ nhanh hơn bình thường.
Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố có thể là một nguyên nhân gây ra hiện tượng tim đập nhanh khi thức dậy. Các hormone trong cơ thể có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tim mạch, và sự thay đổi đột ngột hoặc mất cân bằng các hormone này có thể dẫn đến nhịp tim nhanh. Một số thời điểm như chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh ở nữ giới khiến cho nồng độ hormone estrogen và progesterone thay đổi. Điều này cũng được xem là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ dậy tim đập nhanh.
Hạ đường huyết
Khi lượng đường trong máu hạ thấp, người bệnh có thể cảm thấy tim đập thình thịch và lo lắng do kích hoạt giải phóng epinephrine trong cơ thể. Epinephrine là một hormon có liên quan đến phản ứng sinh lý bản năng khi con người đối mặt với tình huống bị đe dọa, hoảng sợ. Việc giải phóng epinephrine cũng có thể gây ra sự lo lắng, ngứa ran, đổ mồ hôi.
Lượng đường trong máu thấp cũng có thể dẫn đến mệt mỏi, lú lẫn, đói và buồn nôn. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao và thấp lặp đi lặp lại có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tuần hoàn khác. Kiểm soát bệnh tiểu đường giúp giảm những nguy cơ này.
Hạ đường huyết có thể khiến tim đập nhanh hơn sau khi ngủ dậy
Cách giảm tim đập nhanh khi thức dậy không dùng thuốc
Cho dù nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi thức dậy là gì, bạn vẫn nên tìm cách giảm thiểu triệu chứng này càng sớm càng tốt. Sau đây là một số cách giúp bạn ổn định nhịp tim không dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Điều chỉnh lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh về nghỉ ngơi, ăn uống… cũng sẽ giúp điều hòa nhịp tim khi thức dậy.
- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Môi trường ngủ thoải mái và yên tĩnh có thể giúp cho giấc ngủ của chúng ta sâu hơn, không bị mất ngủ mỗi đêm và nhịp tim ổn định hơn khi ngủ dậy. Để ngủ sâu giấc hãy tạo dựng cho bản thân thói quen đi ngủ đúng giờ, tắt đèn và thiết bị điện tử, đóng cửa sổ và rèm cửa để tạo ra một không gian yên tĩnh thích hợp cho giấc ngủ.
- Thực hiện các bài tập thư giãn: Thực hiện các bài tập thư giãn như yoga hoặc tập thở có thể giúp giảm căng thẳng và giữ cho nhịp tim ổn định khi ngủ dậy. Hãy dành ít nhất 10-15 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập này để có một giấc ngủ sâu và nhịp tim ổn định.
- Tránh uống cà phê và các chất kích thích khác: Việc uống cà phê, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác có thể làm cho nhịp tim tăng lên và không ổn định khi ngủ dậy. Hãy tránh sử dụng các chất kích thích này trong vài giờ trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ tốt hơn.
Thực hiện ngủ đúng giờ sẽ giúp bạn ngủ ngon, hạn chế tim đập nhanh khi thức dậy
Bổ sung thực phẩm thảo dược tốt cho tim
Bên cạnh các phương pháp kể trên thì việc sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ ổn định nhịp tim là giải pháp được nhiều chuyên gia tin dùng. Điển hình là sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện rối loạn nhịp tim có thành phần chính là khổ sâm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khổ sâm có chứa thành phần matrine và oxymatrine giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, hỗ trợ giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu.
Sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp ổn định nhịp tim, cải thiện triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch. Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên dùng từ 4-6 viên mỗi ngày và liên tục trong 3-6 tháng.
Tim đập nhanh khi thức dậy tuy không phải là một trạng thái nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài nếu không được điều trị tận gốc. Sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính khổ sâm và duy trì một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng lo âu sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này.
Nếu có bất cứ băn khoăn về tình trạng tim đập nhanh hay về sản phẩm có thành phần chính từ khổ sâm, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp sớm nhất!
Bình luận