Thành công trong điều trị bệnh mạch vành bao gồm cải thiện đau thắt ngực và ngăn ngừa rủi ro tim mạch có đóng góp rất lớn từ chế độ ăn hàng ngày. Vậy người bệnh mạch vành nên ăn gì? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Người bị bệnh mạch vành nên ăn gì

Nguyên tắc trong chế độ ăn cho người bị bệnh mạch vành

Nắm trong tay những nguyên tắc này bạn sẽ không còn phải bối rối vì không biết nên ăn thực phẩm nào nhiều hơn hay thực phẩm nào cần hạn chế. Tuân thủ chế độ ăn uống sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh mạch vành.

  • Dùng đĩa hoặc bát nhỏ giúp kiểm soát lượng thức ăn được đưa vào cơ thể trong từng bữa ăn.
  • Tăng cường nhiều rau xanh và rau củ quả nhiều màu sắc là các chất chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch khỏi nguy cơ hình thành xơ vữa và huyết khối.
  • Hạn chế nạp vào cơ thể những chất béo xấu làm tăng nồng độ LDL-c trong máu, tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa gây tắc hẹp mạch vành.
  • Cắt giảm muối, mì chính trong khi nấu nướng, ăn đồ ăn thanh đạm để giảm nguy cơ tăng huyết áp, nhờ đó giảm gánh nặng cho tim. 
  • Lựa chọn chế biến hấp, luộc thay vì chiên xào, nhiều dầu mỡ. 

3 nhóm thực phẩm chính nên sử dụng hàng ngày

Thực tế, ăn bao nhiêu không quan trọng bằng những gì bạn ăn. Dưới đây là các nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn ăn hàng ngày của bạn. 

Nhóm ảnh hưởng đến cholesterol trong cơ thể 

Trong cơ thể chúng ta 2 chất béo tốt và xấu. Cholesterol cao có thể do di truyền nhưng hầu hết nó là hậu quả của việc có lối sống không lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy, khi bạn thực hiện một chế độ ăn giàu chất xơ, chất béo lành mạnh sẽ giúp giảm 30% cholesterol xấu. Một số loại thực phẩm tốt giúp giảm cholesterol tự nhiên: 

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Hấp thu 5-10g chất xơ hòa tan từ lúa mạch, bột yến mạch, cám yến mạch, gạo lứt mỗi ngày giúp giảm lượng LDL-c. Bạn có sử dụng chúng vào bữa sáng với trái cây giàu chất xơ như chuối hoặc táo. 
  • Cá và axit béo Omega 3: Mặc dù không làm ảnh hưởng đến mức cholesterol xấu nhưng axit béo omega 3 trong cá giúp giảm huyết áp và nguy cơ hình thành cục máu đông. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn ít nhất 2 phần cá mỗi tuần. Hàm lượng axit omega 3 cao nhất có trong: Cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi,...
  • Trái cây và rau củ: Một số các loại trái cây giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol như các loại đậu, khoai lang, khoai tây, bông cải xanh, táo, dâu tây,...
  • Thực phẩm có thêm Sterol hoặc stanol thực vật: Thêm 2 gm Sterol từ bơ thực vật và nước cam vào chế độ ăn uống mỗi ngày của bạn có thể làm giảm lượng cholesterol từ 5-15%.

Những thực phẩm tốt cho việc giảm hấp thu cholesterol vào máu

Những thực phẩm tốt cho việc giảm hấp thu cholesterol vào máu

Nhóm thực phẩm chống oxy hóa giảm nguy cơ hẹp mạch vành 

Nguồn chất chống oxy hóa tốt nhất đến từ các thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là các loại rau và của quả nhiều màu sắc. Chúng giúp  bảo vệ mạch máu, tăng cường đề kháng cũng như tăng cường chức năng tim mạch. Hãy thêm vào thực đơn hàng ngày với: 

  • Các loại quả mọng nước: Việt quất, mâm xôi, phúc bồn tử, dâu tây, nho, anh đào, bưởi, cam, táo, lê, oliu,...
  • Các loại rau xanh củ nhiều màu sắc: Bông cải xanh, rau chân vịt, măng tây, cà rốt, ớt đỏ và xanh.
  • Các loại hạt: Óc chó, hạt chia, hạt dẻ, hồ đào,...
  • Các loại đậu: đậu nành, đậu đen, đậu trắng,...
  • Một số các loại thảo mộc, gia vị: Gừng, tiêu, quế, thì là, hạt cần tây, húng quế, nghệ,...
  • Một số các thực phẩm và đồ uống khác như: Trà xanh, cafe, rượu vang đỏ hay socola đen. 

Các loại hoa quả mọng nước là nguồn chống oxy hóa cao nhất

Các loại hoa quả mọng nước là nguồn chống oxy hóa cao nhất

Nhóm thực phẩm ngăn ngừa cục máu đông

Chúng ta cũng biết nguyên nhân phần lớn gây ra bệnh mạch vành là từ các mảng xơ vữa. Nếu các mảng xơ vữa này nứt vỡ sẽ tạo thành những cục máu đông gây bít tắc mạch vành, rủi ro nhồi máu cơ tim rất lớn. 

Vậy nên, việc bổ sung những thực phẩm ngăn ngừa hình thành cục máu đông cũng một sự lựa chọn cho câu hỏi “Bệnh mạch vành nên ăn gì?”. Các thực phẩm nên có trong thực đơn của bạn, bao gồm: 

  • Nghệ: Trong nghệ có chứa curcumin có tác động lên quá trình đông máu, ngăn chặn hình thành cục máu đông. 
  • Quế: Trong quế rất giàu coumarin, một chất chống đông máu mạnh, bổ sung quế trong bữa ăn hằng ngày có thể làm giảm huyết áp và giảm viêm. 
  • Gừng: Có tác dụng làm ấm, loại bỏ các chất cặn và độc tố giúp duy trì sự ổn định của các dòng chảy trong mạch máu. Bạn có thể bổ sung thêm gừng trong các bọn ăn hàng ngày hoặc ăn gừng ngâm cũng là lựa chọn không tồi.
  • Tỏi: Có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và làm tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu warfarin. 

Gừng là một gia vị tốt giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông

Gừng là một gia vị tốt giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông

Một số lưu ý giúp tăng hiệu quả 

Ngoài bổ sung những nhóm thực phẩm trên vào thực đơn hàng ngày của bạn. Những lưu ý sau đây cũng giúp tăng hiệu suất sử dụng. Cụ thể: 

  • Thay vì lựa chọn ăn ngoài, dù bận như thế nào thì việc tự tay nấu nướng cũng giúp kiểm soát tốt hơn.
  • Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng. Nên tập 30 phút - 1 tiếng mỗi ngày, đều đặn 5-6 buổi mỗi tuần sẽ giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ (Hệ thống tuần hoàn nhỏ), tăng cường khả năng lưu thông máu nuôi tim.
  • Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và sử dụng nhưng cây thuốc nam tốt cho mạch vành cũng là biện pháp kiểm soát lâu dài. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm có những thành phần như: Chiết xuất thông Dahurian, Đan sâm, Hoàng Đằng, cao Natto... giúp cải thiện tuần hoàn vi mạch, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa, huyết khối, giúp phục hồi tuần hoàn mạch vành.

Người bệnh mạch vành kiêng ăn gì?

Trong những nguyên tắc được nêu bên trên, bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cũng có những thực phẩm cần phải đặc biệt hạn chế. Bao gồm những thực phẩm sau đây: 

  • Các chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Mỡ, da, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ (bò, dê). Đồ đóng gói, đồ ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn. 
  • Muối và thực phẩm chứa nhiều muối: Muối làm tăng huyết áp, ăn nhiều muối dẫn đến tình trạng cơ thể giữ nước, gây phù. Các nghiên cứu cho rằng chỉ nên ăn 6g muối/ngày (khoảng nửa muỗng caphe).
  • Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh mạch vành.

Thực phẩm ăn hàng ngày là biện pháp tự nhiên giúp cải thiện, kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển. Tạo dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học cũng là đang cứu sống bạn. Hy vọng bài viết trên đã trả lời được câu hỏi “Bệnh mạch vành nên ăn gì?”.

 

Nguồn tham khảo 

https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease/foods-to-eat-and-avoid

https://www.webmd.com/heart-disease/diet-for-coronary-artery-disease

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/heart-healthy-diet/art-20047702

https://www.healthline.com/nutrition/heart-healthy-foods

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang Platinum giúp tăng lưu thông máu đến tim, giảm đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim

Bình luận