Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) và tải lượng đường huyết (GL) là gì?
Chào bạn,
Carbonhydrat (chất bột đường) là thành phần chính trong bánh mì, ngũ cốc, trái cây, rau củ, các loại đậu… Khi ăn, carbonhydrat sẽ được phân nhỏ thành loại đường đơn giản nhất là glucose. Đường được hấp thu vào máu, rồi nhờ insulin đưa vào tế bào để tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Với người bệnh tiểu đường type 2, insulin hoạt động không hiệu quả nên làm đường huyết tăng cao quá mức. Như vậy lượng carbonhydrat khi ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Điều này là rất quan trọng với người bệnh tiểu đường hoặc là những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh.
Một phân tử đường có công thức hóa học là C6H12O6. Chuỗi carbonhydrat càng dài tức là số công thức hóa học trên càng nhiều nên cơ thể sẽ cần thời gian lâu hơn để phân cắt, do đó chúng sẽ làm hấp thu đường chậm hơn so với carbonhydrat chuỗi ngắn. Tác động này của carbonhydrat sẽ được đo bằng hai chỉ số là tải lượng đường huyết GL và chỉ số đường huyết thực phẩm GI.
Chỉ số đường huyết thực phẩm là thước đo đánh giá thực phẩm đó làm tăng đường huyết sau ăn nhanh hay chậm với đường glucose. Và lấy giá trị đường glucose làm chuẩn là 100. Tải lượng đường huyết thực phẩm lại là một cách đánh giá mới hơn, thể hiện lượng đường bột có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó. Đơn giản hơn, GI chính là thước đo chất lượng của carbonhydrat, còn GL chính là thang đo số lượng carbonhydrat có mặt trong loại thực phẩm đó.
Tải lượng đường huyết thực phẩm được tính bằng cách lấy GI nhân với số lượng carbonhydrat có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó và chia cho 100.
Ví dụ như sau:
Một củ khoai tây và một quả táo cùng nặng 50 gram, khoai tây có GI là 80, táo có GI là 40.
Như vậy tải lượng đường huyết của quả táo sẽ là 6 gram trong khi khoai tây là 12 gram. Vậy ăn một củ khoai tây chắc chắn đường huyết sẽ tăng gấp đôi so với một quả táo.
Thông thường, người bệnh nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình, thấp: nhỏ hơn 69 GI và nhỏ hơn 19 GL.
Chúng tôi xin được liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn như: mận, lê, táo, bưởi, cam, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, cà chua…
Nhưng ngoài chế độ ăn, bạn cũng có thể kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tốt hơn bằng cách kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Bình luận