Vì sao sau khi ăn kiêng để giảm đường huyết lại thấy mệt?
Chào bạn
Ăn kiêng là một trong những giải pháp giảm đường huyết đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải khi nào ăn kiêng cũng tốt. Tùy thuộc vào mức độ kiêng cữ của bạn mà giải pháp này sẽ mang lại lợi ích hay tác hại nhất định.
Tại sao sau khi ăn kiêng giảm đường huyết lại thấy mệt?
Để lý giải câu hỏi này, trước hết bạn cần hiểu vai trò của đường trong cơ thể. Đường là nguồn nguyên liệu chủ yếu để tạo ra năng lượng phục vụ các hoạt động của cơ thể. Do đó, việc giảm đường huyết quá nhanh trong thời gian ngắn có thể khiến cơ thể không đủ năng lượng, gây mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, vã mồ hôi, run chân tay… Tình trạng này được gọi là hạ đường huyết.
Ngoài ra, ở người có đường huyết cao hơn bình thường, cơ thể đã có phản ứng “quen” với mức đường huyết này nên khi lượng đường trong máu xuống nhanh, bạn cũng dễ bị hạ đường huyết hơn người bình thường.
Hai lý do này giải thích tại sao, ngày nay các chuyên gia nội tiết luôn khuyến cáo người bệnh bị đường huyết cao không cần ăn uống quá kiêng khem, quan trọng là ăn đúng loại, đúng số lượng.
Cách ăn kiêng giảm đường huyết an toàn, tránh mệt mỏi
Để vừa đảm bảo giảm được đường huyết vừa tránh bị hạ đường huyết đột ngột, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Chia nhỏ bữa ăn thay vì nhịn ăn.
- Ăn rau xanh vào đầu bữa.
- Ăn giảm tinh bột (cơm, bún, miến, phở…), không kiêng tuyệt đối.
- Điều chỉnh chế độ ăn từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi.
- Kết hợp song song ăn uống và tập thể dục vừa phải mỗi ngày.
Khi phát hiện mình có dấu hiệu hạ đường huyết (đói cồn cào, mệt, hoa mắt, vã mồ hôi, run chân tay…), hãy uống ngay 1 cốc nước đường, nửa ly sữa hoặc ăn 1 vài chiếc kẹo để khắc phục.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược kết hợp với một chế độ ăn kiêng giảm đường huyết vừa phải để lượng đường trong máu ổn định hơn, không tăng cao hay hạ thấp quá mức.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận