Mẹ tôi năm nay 90 tuổi bị tiểu đường đã lâu. Cách đây 1 tháng chân bà bị phù nặng. Mấy hôm nay lại tấy đỏ mọng nước. Đó có phải là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường không?

Chào bạn

Người tiểu đường bị phù chân, chân tấy đỏ có thể do biến chứng ở thận, gan, tim, bàn chân… Tất cả những biến chứng này đều ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn trong cơ thể, gây ứ nước và phù, đặc biệt ở những cơ quan xa như bàn chân. Tuy nhiên để biết chính xác, người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám.

Nguyên nhân khiến người tiểu đường bị phù chân

Triệu chứng phù chân, sưng tấy ở người tiểu đường có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Biến chứng suy thận: Khi thận bị tổn thương, nước và muối sẽ ứ lại gây phù. Cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng là bàn chân, mí mắt.

- Xơ gan: Xơ gan có thể gây thiếu albumin. Đây là hormone liên quan đến việc điều tiết chất dịch trong cơ thể, nhất là ở khu vực bụng và chân.

- Suy tim sung huyết: Suy tim khiến khả năng bơm máu tuần hoàn đi khắp cơ thể bị giảm sút. Máu có thể bị giữ lại ở chân và khiến chân bị sưng phù.

- Suy giãn tĩnh mạch chân, khiến máu ở chân không tuần hoàn trở lại tim gây phù.

Người tiểu đường cần làm gì khi có triệu chứng phù chân?

Điều đầu tiên, bạn cần đưa bác đi khám để xác định chính xác nguyên nhân. Chỉ khi xác định chính xác nguyên nhân thì việc điều trị mới trúng đích và hiệu quả được.

Đồng thời với việc đi thăm khám để bác sĩ kê đơn thuốc, bạn nên áp dụng thêm 1 số giải pháp hỗ trợ sau:

- Cho bác ăn giảm muối. Ăn nhiều muối sẽ làm tình trạng giữ nước nặng hơn.

- Massage chân hàng ngày cho bác để máu lưu thông tốt hơn.

- Nâng cao chân khi nằm.

- Thường xuyên kiểm tra bàn chân của bác: Khi bị phù, bác cũng sẽ có nguy cơ bị loét chân cao hơn. Vì vậy, gia đình cần kiểm tra bàn chân của bác hàng ngày. Nếu thấy vết thương, cần rửa bằng nước muối sinh lý, sau đó băng lại bằng băng gạc sạch. Trường hợp vết thương sâu, có màu lạ, chảy dịch, nên nhờ nhân viên ý tế gần nhà đến kiểm tra cho bác.

- Sử dụng thảo dược hỗ trợ chống biến chứng: Nhiều nghiên cứu cho thấy những thảo dược như Mạch Môn, Nhàu, Câu kỷ tử có tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Điều này sẽ giúp bảo vệ mạch máu, đặc biệt là mạch máu nuôi tim, thận, bàn chân của bác. Sử dụng các thảo dược này sẽ giúp bác cải thiện biến chứng nhanh hơn.

Hy vọng những thông tin này đã giúp ích cho bạn. Nếu có những băn khoăn khác về vấn đề người tiểu đường bị phù chân hay bệnh tiểu đường, bạn có thể đặt câu hỏi ngay dưới bài viết. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cho bạn.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.

Bình luận