Tim đập bỏ nhịp là một trong những dấu hiệu cảnh báo hoạt động bất thường của tim. Tình trạng này có thể là lành tính, không đáng lo ngại nhưng cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng tim đập bỏ nhịp và các phương pháp điều trị. 

Tim đập bỏ nhịp là hiện tượng gì?

Hiện tượng tim bỏ nhịp là dấu hiệu thường thấy của ngoại tâm thu, xuất hiện những nhịp đập sớm bất thường so với nhịp đập bình thường của tim. Ngoại tâm thu là 1 loại rối loạn nhịp tim phổ biến ở cả người già, người trẻ, cả nam và nữ, gây ra triệu chứng như tim đập không đều, tim đập hụt nhịp nhịp (bỏ qua 1 nhịp) hoặc đập thêm 1 nhịp. Tim đang đập đều đặn thì có 1 nhịp ngoại tâm thu, nhẹ hơn nhịp đập bình thường. Đôi khi hiện tượng tim đập bỏ nhịp có thể xảy ra thoáng qua và biến mất mà không gây hại gì. Nhưng nếu lặp đi lặp lại thường xuyên và gây ra triệu chứng như mệt mỏi, đánh trống ngực, lồng ngực như rung lên, khó thở, hồi hộp, hụt hẫng... thì bạn cần thăm khám và điều trị sớm.

Tim-dap-bo-nhip-la-trieu-chung-cua-benh-ly-ngoai-tam-thu.webp

Tim đập bỏ nhịp là triệu chứng của bệnh lý ngoại tâm thu

Nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập bỏ nhịp

Người bị tim đập bỏ nhịp (ngoại tâm thu) có thể do nguyên nhân mắc các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, cơ tim giãn, cơ tim phì đại, bệnh van tim, tăng huyết áp… hoặc không tìm ra được nguyên nhân (vô căn). Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ làm nặng hơn triệu chứng của ngoại tâm thu như:

  • Yếu tố cảm xúc: Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích khởi phát cơn nhịp nhanh. Cảm giác lo âu, căng thẳng, sợ hãi hoặc thậm chí là hạnh phúc, hứng thú cũng có thể kích hoạt rối loạn nhịp tim.
  • Yếu tố thể chất: Hoạt động thể chất, đặc biệt là những hoạt động mạnh mẽ hoặc gắng sức, có thể khiến tim đập nhanh hơn.
  • Sử dụng caffeine: Đây là một chất kích thích có thể khiến tim đập nhanh hơn. Do đó, người bị tim đập bỏ nhịp cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa caffein.

Tam-ly-cang-thang-co-the-la-yeu-to-lam-tinh-trang-tim-dap-bo-nhip-nang-hon.webp

Tâm lý căng thẳng có thể là yếu tố làm tình trạng tim đập bỏ nhịp nặng hơn

Phương pháp chẩn đoán tình trạng tim đập bỏ nhịp

Tim đập bỏ nhịp có thể được phát hiện và chẩn đoán sơ bộ nếu chúng xuất hiện theo quy luật bằng việc kiểm tra một số hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhịp ngoại tâm thu của người bệnh xuất hiện không thường xuyên, huyết áp ổn định thì chúng ta nên thực hiện thêm một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác như:

  • Siêu âm tim: Xét nghiệm này giúp cung cấp những thông tin chi tiết bằng cách sử dụng sóng âm để cho ra hình ảnh điện tim.
  • Đo điện tâm đồ (ECG): Quan sát hoạt động điện tim của người bệnh khi nghỉ ngơi.
  • Chụp động mạch: Thực hiện kiểm tra lượng máu qua động mạch vành tim bằng cách sử dụng chất phản quang và chụp Xquang.
  • Sử dụng thiết bị Holter monitor để theo dõi điện tim: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị có khả năng ghi lại hoạt động của điện tim liên tục trong 24h khi người bệnh hoạt động bình thường trong ngày. 

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về ngoại tâm thu thất và cách điều trị hiệu quả

Cách phòng ngừa tim đập bỏ nhịp hiệu quả 

Để hạn chế tình trạng tim đập bỏ nhịp tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên áp dụng các phương pháp sau:

  • Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và duy trì trạng thái lạc quan, thoải mái.
  • Tập trung điều trị những bệnh lý nền, đặc biệt là những bệnh liên quan đến hệ tim mạch.
  • Tránh tình trạng thay đổi cảm xúc đột ngột như nóng giận, cáu gắt, bực tức…
  • Bổ sung nhiều dưỡng chất, rau xanh, hoa quả và xây dựng chế độ ăn hợp lý.
  • Tránh các loại thực phẩm có hại cho hệ tim mạch, đặc biệt là thực phẩm giàu mỡ động vật.
  • Không nên hoạt động, làm việc và học tập quá sức, nên có chế độ, thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
  • Đều đặn và kiên trì tập thể dục thể thao.
  • Hạn chế sử dụng những sản phẩm chứa chất kích thích và gây hại cho hệ tim mạch như cà phê, thuốc lá, rượu bia, thức uống chứa cồn.

Nguoi-bi-tim-dap-bo-nhip-can-han-che-toi-da-su-dung-bia-ruou.webp

Người bị tim đập bỏ nhịp cần hạn chế tối đa sử dụng bia, rượu

Phương pháp cải thiện tim đập bỏ nhịp hiệu quả

Trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng tim đập bỏ nhịp nhưng không mắc bệnh tim thì chỉ cần thay đổi lối sống, nếu không hiệu quả thì mới xem xét dùng thuốc và các biện pháp can thiệp. Cụ thể như sau:

Điều chỉnh lối sống, sinh hoạt

Thay đổi lối sống theo hướng khoa học sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim một cách tự nhiên, an toàn. 

  • Tránh xa thuốc lá, hạn chế uống cafe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể. Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu muối và đường.
  • Hạn chế suy nghĩ tiêu cực, làm việc căng thẳng.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Dùng thuốc và can thiệp đốt điện

Trong trường hợp ngoại tâm thu thoáng qua rồi biến mất mà không gây ra triệu chứng khó chịu nào thì không cần điều trị. Còn trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc ngoại tâm thu thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chẹn beta, chẹn canxi… nhằm làm ổn định nhịp tim.

Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra ngoại tâm thu thì dùng thuốc điều trị nguyên nhân là cần thiết. Trong trường hợp nhịp ngoại tâm thu gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tim, bác sỹ có thể yêu cầu thực hiện thủ thuật đốt điện tim qua sóng radio cao tần (gọi là catheter ablation) để triệt đốt các vùng cơ tim phát sinh tín hiệu điện bất thường.

Su-dung-thuoc-tay-dieu-tri-tim-dap-bo-nhip-can-co-su-chi-dinh-cua-bac-si.webp

Sử dụng thuốc tây điều trị tim đập bỏ nhịp cần có sự chỉ định của bác sĩ 

Sử dụng thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim

Ngoài các phương pháp kể trên, hiện nay nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm thảo dược giúp ổn định nhịp tim. Có thể kể đến một trong những thảo dược hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim được nhiều người tin dùng hiện nay, đó là Khổ sâm.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Khổ sâm có chứa thành phần matrine và oxymatrine giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, hỗ trợ giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp ổn định nhịp tim, cải thiện tình trạng tim đập bỏ nhịp, hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch.

Kho-sam-duoc-chung-minh-co-tac-dung-ho-tro-on-dinh-nhip-tim.webp

Khổ sâm được chứng minh có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim 

Tình trạng tim đập bỏ nhịp có thể được kiểm soát nếu có phương pháp điều trị kịp thời và đúng đắn. Hãy lắng nghe cơ thể, theo dõi nhịp tim của bạn mỗi ngày và kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện bệnh nhanh chóng. Nếu bạn có thắc mắc nào khác, hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Chân-ĐT---NTV.jpg

Bình luận