Điện tâm đồ là một phương pháp xét nghiệm phổ biến giúp chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch, trong đó có chứng rối loạn nhịp tim. Đây là một xét nghiệm không gây đau và cho kết quả nhanh chóng để phát hiện các vấn đề về tim. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn bạn đọc tìm hiểu thêm về phương pháp điện tâm đồ.

Điện tâm đồ ECG là gì?

Điện tâm đồ (ECG) là một xét nghiệm khá đơn giản giúp ghi lại nhanh chóng hoạt động của tim thông qua các xung điện mà tim tạo ra khi co bóp, đảm bảo sự lưu thông của máu trong cơ thể. Phương pháp này cho biết tim đập nhanh như thế nào, nhịp tim có ổn định hay không, cường độ và thời gian của xung điện khi chúng đi qua các bộ phận tim. 

Bác sĩ sẽ đưa ra các phân tích dựa trên kết quả điện tâm đồ để hiểu rõ hơn về nhịp tim của bạn. Khi có những thay đổi bất thường thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch.

Dien-tam-do-giup-chan-doan-tinh-trang-roi-loan-nhip-tim.webp

Điện tâm đồ giúp chẩn đoán tình trạng rối loạn nhịp tim

Phân loại các dạng điện tâm đồ 

Có 3 loại điện tâm đồ được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh tim mạch khi đi khám tại các bệnh viện, bao gồm:

  • Điện tâm đồ khi nghỉ ngơi: Điện tâm đồ khi nghỉ ngơi được thực hiện khi cơ thể đang nằm trong tư thế thoải mái. Đây là loại được chỉ định phổ biến nhất.
  • Điện tâm đồ gắng sức: Điện tâm đồ gắng sức được thực hiện khi bạn đang sử dụng máy đi bộ hoặc xe đạp thể dục.
  • Điện tâm đồ holter: Điện tâm đồ holter hay còn gọi là điện tâm đồ lưu động, máy được đeo ở thắt lưng để theo dõi liên tục hoạt động điện tim của bạn trong vòng 24 hoặc 48 giờ. Phương pháp này được chỉ định khi người bệnh có nghi ngờ mắc rối loạn nhịp tim nhưng trên điện tâm đồ nghỉ ngơi không phát hiện ra.

Phương pháp điện tâm đồ thường sẽ hiển thị nhịp tim và hoạt động điện tim dưới dạng đồ thị. Các đường sóng đồ thị này phải có hình dạng nhất quán hoặc tương tự dạng sóng chuẩn, nếu không có thể bạn đã gặp các vấn đề về tim.

Dien-tam-do-se-giup-quan-sat-duoc-nhip-tim-duoi-dang-do-thi.webp

Điện tâm đồ sẽ giúp quan sát được nhịp tim dưới dạng đồ thị

>>> XEM THÊM: Hội chứng Brugada: Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Lưu ý trước khi đo điện tâm đồ chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Thông thường, trước khi tiến hành thực hiện đo điện tâm đồ, người bệnh không cần phải làm các xét nghiệm hay thủ thuật gì khác để chuẩn bị. Nếu bạn đang dùng một số thuốc, tuỳ vào lý do đo điện tâm đồ mà các bác sĩ yêu cầu ngừng thuốc trước đó một hoặc hai ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý các điều sau:

  • Thời gian: Cần dự phòng thêm từ 10 - 15 phút cho quá trình đăng ký và làm thủ tục.
  • Quần áo: Cần thay áo choàng của bệnh viện trước khi thực hiện điện tâm đồ, bạn cũng có thể được yêu cầu tháo trang sức cổ đang đeo.
  • Thức ăn: Bạn có thể thoải mái ăn uống trước khi xét nghiệm, nhưng các bác sĩ có thể yêu cầu không sử dụng caffeine trước 10 tiếng để ngăn nhịp nhanh tim.
  • Chi phí đo điện tâm đồ: Dao động từ 50.000 - 200.000đ/lần tùy thuộc chính sách của mỗi bệnh viện và loại điện tâm đồ khi nghỉ ngơi, điện tâm đồ gắng sức hay Holter 24h. Điện tâm đồ là một trong những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán được hầu hết các chương trình bảo hiểm chi trả. 

Truoc-khi-do-dien-tam-do-nguoi-benh-khong-duoc-su-dung-caffeine.webp

Trước khi đo điện tâm đồ, người bệnh không được sử dụng caffeine

Phương pháp ổn định nhịp tim sau khi thực hiện điện tâm đồ

Trên kết quả điện tâm đồ sẽ xác định được mức độ rối loạn nhịp tim của người bệnh, từ đó sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp giúp ổn định nhịp tim:

Thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học

Để giảm thiểu khả năng khởi phát cơn loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số điều sau:

  • Điều trị triệu chứng sốt bằng thuốc hạ sốt ngay khi xuất hiện vì sốt chính là một trong những yếu tố nguy cơ khởi phát cơn nhịp nhanh.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc có khả năng kích hoạt rối loạn nhịp tim.
  • Không nên chơi những môn thể thao mạnh.
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia.
  • Tránh lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc, giữ tâm lý thư thái, giảm stress.

Cấy ghép máy khử rung tim

Đối với những trường hợp người bệnh đã từng bị ngất xỉu hoặc ngừng tim thì phương pháp cấy ghép máy khử rung tim có thể được cân nhắc. Đây là một thiết bị nhỏ, chạy bằng pin và có thể cấy vào cơ thể bệnh nhân giúp theo dõi nhịp tim và thực hiện những cú sốc điện khi nhịp tim có dấu hiệu bất thường, hạn chế nguy cơ đột tử do ngừng tim đột ngột.

Để thực hiện cấy ghép máy khử rung tim, người bệnh cần nhập viện vào theo dõi 1-2 ngày trước khi phẫu thuật. Bác sĩ sẽ luồn một sợi dây bằng chì vào tĩnh mạch chính gần khu vực xương đòn và hướng về trái tim. Một đầu dây sẽ được gắn vào máy phát điện và đầu còn lại sẽ gắn vào buồng dưới cùng của trái tim.

Phuong-phap-cay-may-khu-rung-tim-duoc-chi-dinh-khi-nguoi-benh-dung-thuoc-khong-co-hieu-qua.webp

Phương pháp cấy máy khử rung tim được chỉ định khi người bệnh dùng thuốc không có hiệu quả

Sử dụng thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim

Phương pháp sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị ổn định nhịp tim là giải pháp được nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay. Có thể kể đến một trong những thảo dược được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim hiệu quả, đó là Khổ sâm. Thảo dược này có chứa matrine và oxymatrine hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, từ đó giúp giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… do các nguyên nhân khác nhau (ngoại tâm thu, rung nhĩ, rối loạn thần kinh tim…)

Kho-sam-duoc-chung-minh-co-tac-dung-ho-tro-on-dinh-nhip-tim-hieu-qua.webp

Khổ sâm được chứng minh có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim hiệu quả

Điện tâm đồ là một phương pháp giúp chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn nhịp tim. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về phương pháp điện tâm đồ và các cách giúp ổn định nhịp tim hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.

Bình luận