Có thể bạn chưa biết, xoắn đỉnh là một dạng rối loạn nhịp tim có tỷ lệ tử vong cao nhất. Đa phần tình trạng xoắn đỉnh đều liên quan đến hiện tượng điện tâm đồ có khoảng QT kéo dài trong thời gian trước đó. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn nhưng xoắn đỉnh có thể dẫn đến rung thất gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng xoắn đỉnh, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Xoắn đỉnh là gì?

Hội chứng xoắn đỉnh là tình trạng nhịp nhanh thất đa hình thái với đặc điểm cơ tim tái cực chậm trễ, có khoảng QT kéo dài bất thường. Xoắn đỉnh có đặc điểm phức bộ QRS tần số nhanh, không đều và xoay quay trục. Hậu quả của hội chứng xoắn đỉnh là có thể gây ra tình trạng rung thất, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và có nguy cơ gây tử vong rất cao.

Xoắn đỉnh có liên quan đến việc ức chế kênh kali trên màng tế bào cơ tim, dẫn đến sự dư thừa ion dương gây ra tái khử cực kéo dài. Ngoài ra, xoắn đỉnh cũng là kết quả của sự xuất hiện các khoảng QT dài. Một số yếu tố được nhận định là nguyên nhân gây ra hiện tượng xoắn đỉnh bao gồm:

  • Di truyền: Có ít nhất 10 đột biến gen liên quan đến hội chứng QT dài, làm ảnh hưởng đến các kênh ion trên màng tế bào cơ tim, gây mất cân bằng điện tim và có thể dẫn đến xoắn đỉnh.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số thuốc như thuốc chống nôn, thuốc chống nấm, thuốc điều trị trầm cảm, kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA, nhóm IIIA… có thể là nguyên nhân gây xoắn đỉnh. Vì thế nhiều người bị rối loạn nhịp tim nếu lạm dụng thuốc điều trị, dùng sai cách có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn và gây ra biến chứng xoắn đỉnh nguy hiểm.

Xoan-dinh-co-the-la-do-gen-di-truyen.webp

Xoắn đỉnh có thể là do gen di truyền

Dấu hiệu nhận biết xoắn đỉnh

Khoảng 50% người bệnh xoắn đỉnh không có triệu chứng. Bệnh có thể khởi phát và tăng nặng một cách đột ngột, vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có một số triệu chứng như:

  • Nhịp tim nhanh, có thể lên đến 150-250 nhịp/phút.
  • Hồi hộp, trống ngực, hụt hơi
  • Choáng váng, chóng mặt, hoa mắt
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Huyết áp thấp
  • Ngất nhiều lần, mất ý thức.

Trong các triệu chứng trên thì ngất là dấu hiệu cảnh báo cơn xoắn đỉnh đang tăng nặng và trở nên nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu kịp thời để tránh ngưng tim và bảo vệ tính mạng.

Xoan-dinh-la-mot-dang-roi-loan-nhip-tim-nguy-hiem.webp

Xoắn đỉnh là một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm

>>> XEM THÊM: Tim đập bỏ nhịp: Nguyên nhân và cách điều trị

Các phương pháp ổn định nhịp tim và phòng ngừa xoắn đỉnh

Xoắn đỉnh được biết đến là một dạng rối loạn nhịp tim vô cùng nguy hiểm. Vì thế ổn định nhịp tim và dự phòng căn bệnh này từ sớm là điều cần thiết. Một số phương pháp giúp ổn định nhịp tim, dự phòng xoắn đỉnh có thể kể đến như:

Khám sức khỏe thường xuyên

Đa phần xoắn đỉnh không biểu hiện triệu chứng nên bản thân người bệnh thường không biết mình mắc bệnh. Vì thế đi đi khám sức khỏe định kỳ 1 năm từ 1-2 lần điều cần thiết, giúp phát hiện sớm và phòng bệnh hiệu quả.

Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Xoắn đỉnh có thể là biến chứng nặng từ những rối loạn nhịp tim thông thường hoặc tác dụng phụ của thuốc chống loạn nhịp. Vì thế, người bệnh rối loạn nhịp tim nên thận trọng khi dùng thuốc tây điều trị. Nên dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc. Người bệnh nên phản hồi ngay với bác sĩ nếu nhận thấy những bất thường như tần suất triệu chứng hồi hộp, trống ngực, hụt hẫng, khó thở, mệt mỏi… xuất hiện tăng lên hoặc gặp bất cứ phản ứng bất thường nào khác.
Sự chủ động trong theo dõi sức khỏe và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ xoắn đỉnh. Người bệnh cũng hạn chế được nguy cơ phải điều trị bằng phẫu thuật can thiệp như đốt điện tim, cấy máy tạo nhịp tim, cấy máy khử rung tim…

Nguoi-benh-nen-tuan-thu-chi-dan-su-dung-thuoc-cua-bac-si.webp

Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ

Thay đổi lối sống lành mạnh

Để kiểm soát tốt nhịp tim, giảm triệu chứng và phòng ngừa xoắn đỉnh hiệu quả thì việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh là điều cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Tập thể dục hằng ngày từ 30-45 phút với các bài tập như aerobic, đi bộ nhanh, chạy bền, đạp xe…
  • Hạn chế căng thẳng và cân bằng khối lượng công việc. Không nên thức khuya, nên ngủ đủ giấc.
  • Loại bỏ các chất kích thích như các loại đồ uống có cồn (rượu, bia, cocktail…), trà đặc, cà phê…
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như cà chua, bơ, dâu tây, cam, bông cải xanh, đậu nành, đậu phụ, hạt óc chó, hạt điều, cá hồi, dầu cá…

Sử dụng thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim

Phương pháp sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị ổn định nhịp tim là giải pháp được nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay. Phương pháp này an toàn với sức khỏe người người mà hiệu quả đã được nghiên cứu chứng minh. Một trong những thảo dược có khả năng hỗ trợ ổn định nhịp tim, phòng ngừa xoắn đỉnh hiệu quả, đó là Khổ sâm. 

Trong Khổ sâm có chứa matrine và oxymatrine hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, từ đó giúp giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… do các nguyên nhân khác như xoắn đỉnh, ngoại tâm thu, rung nhĩ, rối loạn thần kinh tim…

Kho-sam-co-tac-dung-ho-tro-on-dinh-nhip-tim-phong-ngua-xoan-dinh.webp

Khổ sâm có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim, phòng ngừa xoắn đỉnh

Hội chứng xoắn đỉnh là tình trạng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu người bệnh có phương pháp ổn định nhịp tim kịp thời và đúng cách. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hội chứng xoắn đỉnh và các phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.

Bình luận