Đốt điện tim là phương pháp khá phổ biến được dùng để điều chỉnh những rối loạn của nhịp tim. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về đốt điện tim cùng những lợi ích và rủi ro mà phương pháp này đem lại.

Phương pháp đốt điện tim là gì?

Đốt điện tim là phương pháp sử dụng năng lượng sóng cao tần qua ống thông tim để chủ động tạo ra những vết sẹo nhỏ ở vùng cơ tim. Từ đó, giúp ổn định nhịp tim nhờ vào việc ngăn chặn các tín hiệu dẫn truyền bất thường của tim.

Phuong-phap-dot-dien-tim-duoc-su-dung-pho-bien-trong-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim.webp

Phương pháp đốt điện tim được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn nhịp tim

Ưu và nhược điểm của phương pháp đốt điện tim

Ưu điểm:

  • Đốt điện tim là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim có tỉ lệ thành công cao (90%).
  • Đây là phương pháp trị ít xâm lấn, hiếm khi xuất hiện các biến chứng. 
  • Người bệnh được gây tê và gây mê nhẹ nên không gặp cảm giác đau đớn và có thể sinh hoạt bình thường trở lại chỉ từ 4 giờ sau khi thực hiện.

Nhược điểm:

  • Một số ít trường hợp gặp các biến chứng như làm rối loạn hệ thống điện tim, tạo sẹo trên cơ tim khiến tình trạng loạn nhịp tim nặng hơn, tổn thương mạch máu, chảy máu, nhiễm trùng tại vị trí can thiệp… 
  • Sau đốt điện tim, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát do chưa đốt hết các ổ gây loạn nhịp hoặc phát sinh ổ loạn nhịp mới. 
  • Chi phí thực hiện phương pháp này khá cao, từ 50.000.000đ đến 100.000.000đ tùy vào cơ sở y tế. 

Chi-phi-thuc-hien-phuong-phap-dot-dien-tim-kha-cao.webp

Chi phí thực hiện phương pháp đốt điện tim khá cao

>>> XEM THÊM: Tim đập bỏ nhịp: Nguyên nhân và cách điều trị

Quy trình thực hiện phương pháp đốt điện tim

Đốt điện tim không phải là phương pháp điều trị nhịp tim bị rối loạn không phẫu thuật. Một đội ngũ thực hiện thủ thuật này bao gồm một bác sĩ, các y tá và các kỹ thuật viên. Đây là kỹ thuật có thể thực hiện ở bệnh viện chuyên khoa tim mạch và các bệnh viện tuyến trung ương.

Quá trình đốt được tiến hành trong khoảng từ 2-4 giờ:

  • Y tá sẽ gây tê đường tĩnh mạch ở cánh tay, sau đó bạn sẽ được cho sử dụng thuốc an thần để thư giãn.
  • Làm sạch vùng đặt ống thông tim, thường là ở vùng bẹn, sau đó tiến hành gây tê cục bộ.
  • Một ống thông qua da được đưa vào từ tĩnh mạch tay hoặc động mạch bẹn. Màn hình kỹ thuật sẽ hiển thị đường đi của ống thông luồn về tim. Bạn cũng có thể cảm nhận được ống thông chèn vào động mạch nhưng không cảm thấy đau đớn.
  • Ống thông dẫn theo một điện cực về tim, sau đó gửi một xung điện nhỏ vào tim để kích hoạt các tế bào ở tim tự động phát nhịp, xác định những khu vực gây rối loạn nhịp tim.
  • Sóng điện từ sẽ đốt những tế bào gây rối loạn nhịp tim.

Ong-thong-qua-da-duoc-dua-vao-tu-tinh-mach-tay-hoac-dong-mach-ben.webp

Ống thông qua da được đưa vào từ tĩnh mạch tay hoặc động mạch bẹn

Cách chăm sóc người bệnh sau khi thực hiện đốt điện tim

Sau khi tiến hành đốt điện tim, người bệnh được đưa vào phòng hồi sức. Tại đây, người bệnh sẽ được băng vết thương chọc ống thông qua da. Người bệnh phải được yêu cầu nằm trên giường và hạn chế cử động. Y tá sẽ hướng dẫn người bệnh và người nhà cách chăm sóc vết thương và những điều cần lưu ý nếu gặp phải các biến chứng. Thông thường người bệnh có thể đi lại bình thường, ra viện sau khoảng 3 ngày. Tại nhà, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc aspirin tại nhà trong khoảng từ 2 – 4 tuần để hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Không điều khiển các loại phương tiện giao thông tối thiểu một ngày sau khi rời bệnh viện.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn tối thiểu một ngày sau khi rời bệnh viện
  • Hạn chế các hoạt động thể chất cường độ cao trong khoảng 3 ngày sau khi rời viện.

Một số trường hợp người bệnh cần quay trở lại bệnh viện hoặc gọi cấp cứu:

  • Vị trí da chọc ống thông bị sưng lên nhanh chóng;
  • Chảy máu dù đã đè vết thương;
  • Chân bị thâm tím, tê liệt;
  • Cảm giác khó chịu ở ngực, lan tỏa ra cổ, lên hàm, cánh tay và lưng;
  • Khó thở, khó chịu ở vùng bụng và vã nhiều mồ hôi lạnh;
  • Đầu óc quay cuồng, chóng mặt, muốn ngất xỉu.

Sau-khi-thuc-hien-dot-dien-tim-can-theo-doi-sat-sao-tinh-trang-cua-nguoi-benh.webp

Sau khi thực hiện đốt điện tim, cần theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh

Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim

Có thể thấy, phương pháp đốt điện tim có hiệu quả khá cao nhưng không phải ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ. Chỉ khi người bệnh đã áp dụng các phương pháp mà không đạt được hiệu quả ổn định nhịp tim thì mới nên cân nhắc thực hiện.

Hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược giúp ổn định nhịp tim. Có thể kể đến một trong những thảo dược hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim được nhiều người tin dùng hiện nay, đó là Khổ sâm.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Khổ sâm có chứa thành phần matrine và oxymatrine giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, hỗ trợ giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp ổn định nhịp tim, cải thiện triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch.

Kho-sam-duoc-chung-minh-co-tac-dung-ho-tro-on-dinh-nhip-tim.webp

Khổ sâm có chứa hoạt chất hỗ trợ ổn định nhịp tim hiệu quả

Đốt điện tim là một phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiện đại, có độ an toàn và tỉ lệ thành công cao. Chính vì vậy mà chi phí để thực hiện cũng khá lớn, không phải người bệnh nào cũng có khả năng chi trả. Do đó, ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị rối loạn nhịp tim vẫn là sự kết hợp giữa thuốc tây, chế độ dinh dưỡng khoa học và sử dụng thảo dược. Nếu bạn có thắc mắc nào khác, hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Chân-ĐT---NTV.jpg

Bình luận