Nghiên cứu đã chỉ ra người bệnh Parkinson mắc COVID - 19 dễ gặp tình trạng bệnh trở nặng do đã có sẵn bệnh lý nền. Dưới đây là 5 điều người mắc Parkinson cần nắm để tăng cường đề kháng, ngăn bệnh nền tăng nặng nếu không may mắn COVID -19 (theo TS.BS Trần Ngọc Tài - Khoa thần kinh, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM).

 5 lưu ý hữu ích từ TS.BS Trần Ngọc Tài cho người bệnh Parkinson mắc COVID - 19 

 5 lưu ý hữu ích từ TS.BS Trần Ngọc Tài cho người bệnh Parkinson mắc COVID - 19 

Dùng thuốc điều trị Parkinson đúng chỉ định

Trong thời gian điều trị COVID - 19, người bệnh Parkinson cần sử dụng thuốc Parkinson đúng theo chỉ định của bác sĩ. Điều này là do người mắc Parkinson khi bị COVID - 19 sẽ có nguy cơ trở nặng cao hơn so với những người không mắc bệnh. Việc sử dụng thuốc điều trị Parkinson sẽ giúp ngăn bệnh nền trở nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Các thuốc điều trị COVID - 19 hiện nay không chống chỉ định với thuốc điều trị Parkinson. Tuy nhiên, nếu người bệnh đang sử dụng nhóm thuốc MAO - B như rasagiline, selegiline hoặc safinamide thì không nên sử dụng các loại thuốc ho, sốt có chứa dextromethorphan, pseudoephedrine, phenylephrine và ephedrine. Nếu bạn không dùng thuốc MAO - B thì có thể yên tâm sử dụng bất kỳ loại thuốc ho nào. Để đảm bảo an toàn thì người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Nếu người bệnh điều trị cách ly tại nhà thì cần kiểm tra đầy đủ danh sách thuốc và số lượng thuốc. Người bệnh nên sử dụng hộp chia thuốc để tránh quên liều hoặc quá liều.

Dùng hộp chia thuốc  giúp người bệnh uống thuốc đúng liều, đủ liều

Dùng hộp chia thuốc  giúp người bệnh uống thuốc đúng liều, đủ liều

Vận động nhẹ nhàng hàng ngày

Theo TS.BS Trần Ngọc Tài (Khoa thần kinh, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) việc tập luyện tối thiểu 3 ngày/tuần. mỗi ngày từ 30 - 40 phút sẽ giúp làm mềm cơ, giảm mệt mỏi và cải thiện vận động cho người Parkinson. 

Các bài tập tốt cho người bệnh Parkinson là: Thái cực quyền, máy chạy bộ trong nhà, Yoga, tập bài với các loại tạ nhỏ từ 1 - 2 kg… Tham khảo thêm bài tập thể dục cho người Parkinson.

Duy trì hoạt động thư giãn, giảm căng thẳng

Thực hiện các hoạt động nghe nhạc, vẽ tranh, thiền, tập thở… là cách thư giãn tâm lý, đặc biệt hiệu quả với người bệnh Parkinson mắc COVID - 19 khi tình hình dịch diễn biến phức tạp. Lúc này, người bệnh và người thân, bạn bè nên tăng cường trò chuyện, chia sẻ qua điện thoại, mạng xã hội.

Việc thư giãn, giải tỏa căng thẳng, lo âu là sẽ giúp tránh tăng nặng triệu chứng của người bệnh Parkinson. 

Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa và các loại vitamin

Người bệnh Parkinson nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, omega -3, vitamin như các loại trái cây và rau củ nhiều màu sắc (súp lơ xanh, cà chua, cà rốt, đậu đỏ, dâu tây, việt quất), các loại hạt (lạc, hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương). Đặc biệt, người bệnh Parkinson nên ăn cá ít nhất 2 bữa/tuần, một số loại cá chứa nhiều omega - 3 là cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi… Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm các loại thảo dược quý tương tự tiền chất nuôi dưỡng thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng cường chức năng tế bào thần kinh như Thiên Ma, Câu đằng.

Theo Ths. BS Đặng Thị Huyền Thương (bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) đối với người bệnh mắc chứng khó nuốt thì thức ăn nên được nếu dạng mềm, lỏng để người bệnh dễ ăn hơn. Việc chia nhỏ bữa ăn (từ 4 - 5 bữa), ăn các bữa phụ trong ngày sẽ giúp người bệnh Parkinson giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Thực phẩm giàu oxy hóa tốt cho người bệnh Parkinson mắc COVID -19

Thực phẩm giàu oxy hóa tốt cho người bệnh Parkinson mắc COVID -19

Khám thần kinh hậu COVID - 19

Sau khi khỏi COVID - 19 1 tháng thì người bệnh Parkinson cần đi tầm soát sức khỏe, đặc biệt là tại chuyên khoa thần kinh. Trường hợp người mắc Parkinson thấy các triệu chứng bệnh tăng nặng thì nên đi khám sớm hơn để để bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh thuốc (nếu cần) và hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng để phòng ngừa những biến chứng về sau.

Nếu không may người bệnh Parkinson mắc COVID - 19 thì hãy áp dụng  5 lưu ý trong bài viết càng sớm càng tốt để tăng cường sức khỏe vượt qua đại dịch và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, parkinson.org, apdaparkinson.org, pacificneuroscienceinstitute.org, moh.go

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận