Sỏi mật có di truyền không? Đang cho con bú điều trị thế nào?
Chào bạn,
Bệnh sỏi mật có di truyền không là điều mà không ít người bệnh lo lắng, đặc biệt là phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Bệnh sỏi mật có yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có liên quan đến 30% tổng số các ca mắc bệnh sỏi mật. Nghĩa là nếu trong gia đình có người mắc bệnh sỏi mật thì nguy cơ mắc bệnh của những người thân khác sẽ tăng lên. Theo các nhà khoa học, một loại gen có tên là ABCG8 tham gia vào quá trình vận chuyển năng lượng và chuyển hóa cholesterol ở tế bào gan. Nếu gen này bị đột biến thì có khả năng mắc sỏi mật cao hơn 2 – 3 lần và tăng khả năng tái phát sỏi sau cắt bỏ túi mật.
Tuy nhiên, bệnh sỏi mật cần nhiều yếu tố kết hợp với nhau để hình thành như chế độ ăn uống kém lành mạnh, lối sống lười vận động, các bệnh lý về gan mật khác… Vì thế, bạn không nên quá lo lắng, con bạn vẫn có thể hoàn toàn khỏe mạnh nếu bạn chăm sóc cho bé một cách khoa học, lành mạnh.
Đang cho con bú có dùng được TPBVSK Kim Đởm Khang không?
Vợ bạn đang cho con bú thì thời điểm này tốt nhất không nên tự ý sử dụng thuốc hay sản phẩm hỗ trợ nào để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến bé. Vợ bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Trước mắt, để hạn chế nguy cơ sỏi gây biến chứng, vợ bạn nên đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: hạn chế chất béo, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên để giúp dịch mật lưu thông tốt hơn.
Sau khi cai sữa cho bé, vợ bạn có thể dùng sớm TPBVSK Kim Đởm Khang để giúp hỗ trợ bài sỏi mật, ngăn ngừa sỏi hình thành trong đường mật.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Bệnh sỏi mật có di truyền không?” và tìm được giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!
Bình luận
Chúc bạn sức khỏe.