Trước kia, mổ nội soi cắt túi mật ít được chỉ định ở trẻ em do chưa lường hết được rủi ro mà trẻ có thể gặp phải. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi các nhà khoa học Mayo Clinic (tổ chức Nghiên cứu Y tế phi lợi nhuận lớn nhất nước Mỹ) đã chứng minh được tính an toàn của phương pháp này đối với trẻ em.

Cắt túi mật là phương pháp điều trị cần được thực hiện để loại bỏ túi mật - cơ quan tiêu hóa nhỏ hình quả lê nằm ở dưới bờ gan phải - trong những trường hợp cấp cứu do sỏi mật gây biến chứng viêm túi mật, thủng túi mật, áp xe túi mật… hoặc mắc các bệnh túi mật khác. Túi mật có chức năng dự trữ dịch mật - một chất lỏng được tiết ra từ gan để giúp tiêu hóa chất béo và hấp thu các vitamin tan trong dầu.

Nghiên cứu chứng minh tính an toàn của phương pháp mổ nội soi cắt túi mật ở trẻ

“Sỏi mật và các bệnh túi mật khác ít xảy ra ở trẻ em hơn so với người lớn”, bác sĩ Michael B. Ishitan - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. “Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ trẻ em mắc phải các căn bệnh này đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, chúng tôi cần thiết phải tìm ra các phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trẻ”.

Có 2 phương pháp cắt túi mật, đó là nội soi và mổ hở. Tuy nhiên, mổ nội soi có nhiều ưu điểm hơn do thực hiện đơn giản, ít gây đau đớn và người bệnh hồi phục nhanh hơn.

 Các bước tiến hành mổ nội soi cắt túi mật

Các bước tiến hành mổ nội soi cắt túi mật

Nghiên cứu tiến hành trên 202 trường hợp phẫu thuật cắt túi mật nội soi ở những đứa trẻ dưới 18 tuổi giữa những năm 1990 - 2010. Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều không bị tổn thương ống mật chủ sau phẫu thuật, chỉ có khoảng 9% trong số đó vẫn còn tình trạng đau bụng nhưng không phải do các thao tác kỹ thuật, mà là biến chứng trên đường tiêu hóa gặp phải khi cơ thể không còn túi mật. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu kết luận rằng, phẫu thuật nội soi cắt túi mật thực hiện ở trẻ em trong những hợp cấp cứu là một phương pháp khá an toàn.

Chúng tôi đang ngày càng cải tiến phương pháp nội soi cắt túi mật cả về kỹ thuật lẫn các thiết bị sử dụng để tốt nhất cho bệnh nhi. Để có cái nhìn tổng quát và toàn diện, chúng tôi vẫn đang tiến hành những nghiên cứu khác với số mẫu lớn hơn để khẳng định chắc chắn tính an toàn khi thực hiện phẫu thuật nội soi cắt túi mật ở trẻ”.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn: http://www.news-medical.net/news/20140808/Researchers-recommend-laparoscopic-surgical-removal-of-gallbladder-for-pediatric-patients.aspx

Bình luận