Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học hàng đầu tại Hoa Kỳ (Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism,) những thay đổi giờ thức giấc thường xuyên - như thức dậy quá sớm nửa chu kỳ sau của giấc ngủ - có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học hàng đầu tại Hoa Kỳ (Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism,) những thay đổi giờ thức giấc thường xuyên - như thức dậy quá sớm nửa chu kỳ sau của giấc ngủ - có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh sự gián đoạn giấc ngủ có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ví dụ, một nghiên cứu báo cáo của trang tin tức Medical News Today cho biết những công nhân làm việc theo ca bị gián đoạn giờ thức giấc sinh học có nguy cơ lớn bị các bệnh về rối loạn chuyển hóa, trong đó có bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, thành viên nhóm nghiên cứu cũng chia sẻ thêm những giấc ngủ bị ngắt quãng cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.

 Giờ thức giấc thất thường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Giờ thức giấc thất thường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Thay đổi giờ giấc ngủ dẫn đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Để có kết quả nghiên cứu chính xác, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của 447 người trong độ tuổi 30-54. Họ cùng được khảo sát thông tin về giấc ngủ của mình:

•    43% người trưởng thành tại Hoa Kỳ hiếm khi hoặc không bao giờ có được một giấc ngủ ngon vào những buổi tối cuối tuần.

•    Khoảng 95% mọi người đều sử dụng máy tính hoặc điện thoại trước khi ngủ hoặc giữa giấc ngủ.

•    Khoảng 8 trong 10 người Hoa Kỳ bị mất ngủ do tâm trạng không tốt

Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được đeo một chiếc vòng cổ tay để đo hoạt động giấc ngủ của họ chuyển động trong 24 giờ và duy trì suốt 1 tuần. Đồng thời họ phải điền vào bảng câu hỏi chi tiết cho chế độ ăn và luyện tập của mình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy gần 85% số người tham gia thường có lần thức giấc vào nửa sau của chu kỳ ngủ. Tình trạng này thường xuất hiện ở những ngày không làm việc hơn là vào những ngày làm việc. Theo các nhà nghiên cứu, do họ có thói then tỉnh dậy để làm việc trong tuần và những ngày cuối tuần hoạt động ấy lại được tái diễn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những đối tượng có lịch ngủ và thức dậy thất thường làm tăng nồng độ cholesterol xấu, chỉ số vòng eo, chỉ số khối của cơ thể BMI và làm giảm tính nhạy cảm của insulin (hormon vận chuyển đường từ máu vào tế bào) với tế bào.

Ngay nay, với áp lực và tốc độ làm việc chóng mặt khiến chúng ta bị chạy theo guồng quay công việc, giờ giấc ngủ nghỉ không được ổn định. Điều đó vô cùng ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân. Ngoài việc can thiệp các hướng điều trị lâm sàng bạn nên thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, cơ cấu lại giấc ngủ và ý thức hơn tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc và thức đúng giờ.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Nguồn: http://www.medicalnewstoday.com/articles/302729.php

Bình luận