Ngưng thở khi ngủ làm gia tăng rủi ro ở người đặt máy tạo nhịp
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn trong giấc ngủ do ngừng thở từng lúc, có thể dẫn tới tình trạng thiếu oxy hóa và làm tăng nồng độ CO2 trong máu. Sự thiếu hụt này về lâu dài kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: huyết áp, rối loạn nhịp, bệnh mạch máu não hay tiểu đường.
Trước đây, những nghiên cứu về việc người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ làm tăng nguy cơ bị rung tâm nhĩ đã khá rõ ràng. Nhưng mối liên quan giữa những người đã đặt máy tạo nhịp để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ thì chưa được nghiên cứu.
Người bị ngưng thở khi ngủ đặt máy tạo nhịp sẽ tăng nguy cơ bị rung nhĩ
Tiến sĩ Andrea Mazza trong nhóm nghiên cứu phát biểu: “Trong những năm gần đây, máy tạo nhịp tim đã được sử dụng khá phổ biến cho những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Và bằng cách theo dõi họ, các nhà nghiên cứu có thể phát hiện ra làm thế nào mà họ có nguy cơ cao bị rung nhĩ”.
Trong nhóm nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu 150 người bị ngưng thở khi ngủ được đặt máy tạo nhịp trong tuần đầu tiên. Trong 8 tháng sau, rung nhĩ xảy ra trong 36% các trường hợp, trong đó có 28% những người không có tiền sử bị bệnh rối loạn nhịp tim. Nhìn chung, những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng có nguy cơ cao gấp 3 lần bị rung tâm nhĩ, nhưng nguy cơ này cao hơn gấp 6 lần ở những người đã đặt máy tạo nhịp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không trình bày được mối liên kết rõ ràng về cơ chế gây ra vấn đề này.
Nghiên cứu này đã được công bố trong một cuộc họp thường niên của Hội Nhịp Tim tại San Francisco, Mỹ.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Theo nguồn: https://consumer.healthday.com/cardiovascular-health-information-20/heart-pacemaker-news-368/sleep-apnea-may-raise-heart-risks-in-people-with-pacemakers-710310.html
Bình luận