Cô Salma – 45 tuổi đến bệnh viện quận Tumkur, Ấn Độ với cơn đau dữ dội, đầy trướng bụng và các bác sĩ phẫu thuật hết sức bất ngờ khi phát hiện có đến 99 viên sỏi trong túi mật.

Cô Salma – 45 tuổi đến bệnh viện quận Tumkur, Ấn Độ với cơn đau dữ dội, đầy trướng bụng và các bác sĩ phẫu thuật hết sức bất ngờ khi phát hiện có đến 99 viên sỏi trong túi mật.

Cô Salma là một bệnh nhân tiểu đường hơn 10 năm, cô mắc cả cao huyết áp và các vấn đề về tim mạch. Cô được chẩn đoán thoát vị rốn và được chỉ định phẫu thuật nhưng do nhiều vấn đề về sức khỏe nên cuộc phẫu thuật của cô đã được trì hoãn.

Tuy nhiên, do những cơn đau dữ dội nên cô đã phải nhập viện tại bệnh viện quận Tumkur và qua siêu âm các bác sĩ phát hiện có rất nhiều sỏi trong túi mật.

“Khi cô ấy đến với chúng tôi, cô ấy bị đau bụng dữ dội, đường huyết cao bất thường và mức hemoglobin thấp. Chúng tôi buộc phải điều trị để sức khỏe của cô ổn định và đưa các thông số trở về ngưỡng bình thường trước khi tiến hành phẫu thuật.” Các bác sĩ điều trị cho biết.

Tiến sĩ Wassem – một trong số bác sĩ điều trị cho biết thêm: “Mặc dù, những trường hợp mắc sỏi mật nhiều viên không phải là điều bất thường nhưng trường hợp tìm thấy đến 99 viên sỏi mật ở một người là rất hiếm. Trong hơn 3h phẫu thuật, chúng tôi đã tiến hành loại bỏ thoát vị rốn và sỏi mật.”

Sau phẫu thuật, cô Salma hồi phục tốt và đã được xuất viện trong thời gian khoảng 8 ngày sau đó.

Sỏi túi mật – những thông tin cần biết

Sỏi túi mật là bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao như: phụ nữ, độ tuổi trên 40, người dùng thuốc tránh thai đường uống hoặc liệu pháp thay thế hormon; người béo phì, tiểu đường hoặc một số bệnh khác ảnh hưởng đến chức năng túi mật.

Triệu chứng – biến chứng của sỏi túi mật

Đa số người bệnh mắc sỏi túi mật không có triệu chứng gì và thường được tình cờ phát hiện trong quá trình thăm khám chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.

Những triệu chứng đau dữ dội xuất hiện nhiều nhất khi sỏi làm tắc ống túi mật. Cơn đau thường xảy ra trong trường hợp túi mật co thắt đột ngột (hay xảy ra sau bữa ăn nhiều dầu mỡ), do gia tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc động tác co thắt túi mật làm sỏi dịch chuyển, hệ quả làm tắc đường dẫn mật. Trong cơn đau có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn ói, đầy tức bụng.

Sỏi túi mật có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như: viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp (khi sỏi lọt vào ngã ba mật tụy),...

 Soi-tui-mat-co-the-gay-nhieu-bien-chung-nhu-viem-tui-mat-viem-duong-mat-viem-tuy

Sỏi túi mật có thể gây nhiều biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy

Khi nào cần điều trị sỏi túi mật?

Hiện nay, phẫu thuật cắt túi mật nội soi là phương pháp chủ yếu để điều trị sỏi túi mật. Phương pháp này được chỉ định khi sỏi túi mật gây triệu chứng hoặc biến chứng. Sau cắt túi mật , khi sức khỏe hồi phục ổn định, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt và ăn uống như bình thường vì gan vẫn tiết đủ dịch mật xuống ruột để giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Cắt túi mật không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, không làm giảm tuổi thọ và không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người bệnh.

Để phòng tránh sỏi mật cần có chế độ ăn uống hợp lý: không ăn quá nhiều chất béo, không bỏ bữa, hàng ngày ăn ba bữa cân bằng. Duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên tập thể dục thể thao như đi bộ trong thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Khi đã mắc sỏi túi mật nên ăn giảm chất béo, tăng chất xơ để giảm co thắt túi mật, hạn chế sự phát triển của sỏi túi mật, hạn chế nguy cơ sỏi gây biến chứng.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

http://www.thehindu.com/news/national/karnataka/99-gallstones-removed-from-womans-abdomen/article22883225.ece

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/symptoms-causes/syc-20354214

Bình luận