Liệu pháp gen điều trị rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim
Sau nhồi máu cơ tim, các tế bào cơ tim được thay thế bởi các nguyên bào sợi và các mạch máu mới, nhưng chúng không dẫn điện, nên ảnh hưởng lớn đến hệ thống điện bình thường trong tim, làm tăng nhịp tim và giảm hiệu suất bơm máu của tim. Dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất và cũng nguy hiểm nhất sau nhồi máu cơ tim là nhịp nhanh thất – có thể gây ngưng tim đột ngột. Chính vì vậy, nếu muốn giảm biến chứng rối loạn nhịp nguy hiểm sau nhồi máu cơ tim, chỉ còn cách làm các tế bào mới sinh trở nên dẫn điện và kết nối được với hệ thống điện tim theo một mức độ nào đó.
Nhóm nghiên cứu được hướng dẫn bởi giáo sư Bernd Fleischmann - chủ tịch của Viện Sinh lý học tại Đại học Bonn, gồm giáo sư Michael Kotlikoff, giám đốc Đại học Cornell, một giáo sư sinh lý phân tử và cộng sự, đã tiến hành nghiên cứu thu hẹp khoảng cách giữa các tế bào có khả năng dẫn truyền điện tim bằng phương pháp trị liệu gen đơn giản. Kết quả được tóm tắt trong bài báo “Biểu hiện quá mức của Cx43 trong các tế bào sẹo cơ tim: điều chỉnh loạn nhịp tim sau nhồi máu thông qua khớp nối tế bào-dị hình" công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports năm 2018.
Nghiên cứu này cho thấy có sự giảm đáng kể loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim ở động vật nghiên cứu sau khi chuyển một gen đơn là Connexin43 để tạo cây cầu dẫn truyền tín hiệu điện tim, kết nối giữa vùng tim mới tái sinh chứa các cặp điện tử không thể kích thích bằng điện, với các tế bào tim bình thường.
Liệu pháp gen giúp điều trị chứng rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim
Trước đó, trong một bài báo năm 2007, nhóm nghiên cứu này đã báo cáo rằng khi cấy tế bào cơ tim phôi sống vào mô tim của những con chuột bị nhồi máu cơ tim, kết quả chúng không bị loạn nhịp tim. Chìa khóa được phát hiện sau nghiên cứu này là: protein Connexin 43 (Cx43), nó giúp các tế bào tim phôi thai đã cấy ghép cải thiện kết nối điện tim của vùng nhồi máu cơ tim với các tế bào tim khác.
Nhưng nghiên cứu lần này được tiến hành trên tim đang co bóp, có sự phát xung điện, và tạo ra những hiệu ứng tương tự như tim người, có sự khác biệt về không gian, nên sẽ tạo ra những kết quả không hề tầm thường.
Kotlikoff nói: “Liệu điều này còn đúng với con người hay ở những động vật lớn hơn? đó là một câu hỏi mà tôi và các đồng nghiệp ở Đức đang tiếp tục nghiên cứu để giải đáp”. Nếu nghiên cứu trên những động vật lớn hơn thành công và cho kết quả tương tự, thì phương pháp này sẽ mang lại nhiều thú vị hơn nữa trong điều trị rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim.
Và khi áp dụng trên người, nó có thể là một thủ tục y tế rất đơn giản không xâm lấn: gen được đưa vào qua một ống thông để cấy ghép, giúp duy trì nhịp tim lâu dài cho người bệnh.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Nguồn: http://news.cornell.edu/stories/2018/05/kotlikoff-part-international-research-effort-prevent-heart-arrhythmia
Bình luận