Hoảng hốt khi lấy 4 “quả mận” trong túi mật của người đàn ông
Được biết, bệnh nhân phát hiện sỏi mật trước đó khoảng 1 năm nhưng chưa bị đau nên chỉ theo dõi và điều trị nội khoa ở tuyến huyện. Gần đây, thấy đau nhiều nên được gia đình đưa vào viện tái khám.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau quặn bụng từng cơn, đau lan ra cả vùng thượng vị. Qua thăm khám và chụp CT các bác sĩ phát hiện túi mật căng to bất thường, đường kính ngang lên tới 6.6 cm, có nhiều viên sỏi túi mật kích thước lớn, viên to nhất lên đến 2,3 cm. Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi để lấy sỏi. Sau phẫu thuật 1 ngày, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và đang được theo dõi.
4 viên sỏi to như quả mận được lấy ra từ túi mật của nam bệnh nhân
Thực chất sỏi mật là những lắng đọng bất thường của các thành phần trong dịch mật như cholesterol, bilirubin, muối mật… Sỏi mật nằm ở nhiều vị trí, có thể trong túi mật, đường mật trong gan hay ống mật chủ, trong đó sỏi túi mật là dạng phổ biến nhất.
Cũng như ông H, nhiều người mắc sỏi túi mật không có triệu chứng gì hoặc có nhưng không rõ ràng nên thường cho rằng bệnh không đáng lo. Thực tế, sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật cấp, viêm mủ đường mật, tắc mật, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc… nếu chủ quan lơ là.
Những người ít vận động, người thừa cân béo phì, người bị tiểu đường và người trên 60 tuổi. Đặc biệt những người có chế độ ăn quá nhiều chất béo, cholesterol hoặc trong gia đình đã có người mắc sỏi mật thường có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn bình thường.
Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh rất quan trọng trong việc phòng tránh sỏi mật
Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là có chế độ dinh dưỡng cân đối, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn dầu mỡ; bia rượu, đồ uống có ga kết hợp tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, người dân nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm sỏi mật.
Xem thêm:
- Sỏi túi mật và những biến chứng thường gặp
- Cách phòng tránh sỏi mật hiệu quả
Biên tập viên sức khỏe
Tham khảo: Theo báo Dantri
Bình luận