Sỏi mật thường bị chẩn đoán muộn, vì 80% bệnh nhân sỏi mật không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ. Nhưng khi sỏi gây biến chứng thì các biểu hiện lại rất rầm rộ (đau, sốt, vàng da) và hầu hết các trường hợp phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì túi mật bị hoại tử, viêm phúc mạc mật, dò mật vào ống tiêu hóa, áp xe gan đường mật, viêm tụy cấp, chảy máu đường mật …

Hiện nay các phương pháp điều trị nội và ngoại khoa đang gặp phải những hạn chế nhất định. Với điều trị nội khoa chỉ có tác dụng với sỏi có kích thước nhỏ và thời gian điều trị lâu dài, trong khi điều trị ngoại khoa có tác dụng loại sỏi nhanh chóng nhưng thường bỏ sót sỏi, và đặc biệt là tỉ lệ tái phát sỏi rất cao, lên tới 30-50% trong vòng 3-5 năm.

Việc ưu tiên sử dụng các bài thuốc từ đông y đang được nhiều thầy thuốc và bệnh nhân hướng tới trong điều trị sỏi mật do có những lợi thế như: giải quyết tận gốc sỏi mật, thích hợp sử dụng với tất cả các bệnh nhân sỏi mật, đặc biệt các trường hợp không có chỉ định mổ và sau khi phẫu thuật để ngừa tái phát, ít tác dụng phụ nên sử dụng an toàn trong lâu dài. Vấn đề này đã được các BS khoa tiêu hóa – BV 103 nghiên cứu và báo cáo tại hội thảo khoa học chuyên đề về gan mật diễn ra tại Đà Nẵng trong ngày 17 - 18/8/2012 với tham luận "Đánh giá vai trò hỗ trợ của TPCN Kim Đởm Khang trong điều trị sỏi mật và dự phòng tái phát sỏi".

Chuong-trinh-giao-luu-truc-tuyen-voi-Ths-Bs-Duong-Xuan-Nhuong
Chương trình giao lưu trực tuyến với Ths.Bs Dương Xuân Nhương

Nhằm giúp độc giả có kiến thức và hiểu hơn trong điều trị cũng như phòng ngừa bệnh sỏi mật và nhiễm trùng đường mật, chương trình giao lưu trực tuyến chủ đề "ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG TÁI PHÁT SỎI MẬT SỚM" với sự tham gia trả lời của Ths.Bs Dương Xuân Nhương – giảng viên bộ môn Nội tiêu hóa, BV Trung ương Quân đội 103 đã giải đáp rất nhiều boăn khoăn của độc giả.

Sau đây là một số câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm:

Câu hỏi: Trước đây đã có vài lần tôi bị giun chui ống mật, gần đây siêu âm phát hiện có sỏi mật. Xin BS cho biết liệu có gì liên quan ở đây không? Và tôi cần phải làm gì.

Có thể nói giun chui ống mật là nguyên nhân gây sỏi mật hàng đầu ở Việt Nam. Sau khi bị giun lên ống mật 15-20 năm sẽ hình thành sỏi. Bạn cần định kì tẩy giun đũa, còn sỏi mật đã gây triệu chứng thì bạn cần dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa sớm.

Câu hỏi: Cách phát hiện và phòng chống bệnh sỏi mật?

Phát hiện sỏi mật không khó. Có 3 cách phát hiện sỏi:

+ Cách 1: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân sỏi mật xuất hiện tang chứng charcot gồm đau hạ sườn phải, sốt cao, rét run vã mồ hôi, sốt nóng sau đó hết cơn sốt. Sau sốt 1, 2 ngày thì xuất hiện vàng da. Tam chứng charcot này tái phát nhiều lần thì gần như bạn đã bị sỏi mật. Nhưng có 1 số trường hợp không có triệu chứng điển hình như trên mà bệnh nhân bị các biến chứng của sỏi mật như: viêm phúc mạc mật, thấm mật phúc mạc, chảy máu đường mật, viêm tụy cấp,.... Hoặc 1 số ít trường hợp đã để đến mức sỏi mật gây các biến chứng xa như xơ gan mật, ung thư đường mật,...

+ Cách 2: Dựa vào các xét nghiệm, siêu âm. Siêu âm tương đối dễ làm, có thể làm được nhiều lần, làm được ở mọi nơi.

+ Cách 3: Biện pháp này đắt tiền hơn và không phải nơi nào cũng thực hiện được là chụp cộng hưởng từ đường mật. Hiện nay, ở 1 số cơ sở y tế lớn trên thế giới, người ta tiến hành nội soi mật tụy ngược dòng, giá trị đạt được có thể tương đương với chụp CT.

Cách phòng chống sỏi mật: cần chú ý đến yếu tố mất cân bằng giữa các thành phần của dịch mật (gặp ở những người dùng các thuốc tránh thai, hạ mỡ máu, những người béo phì...). Tốt nhất chúng ta không để nhiễm giun sán… .

Câu hỏi: Mẹ tôi 54 tuổi, bị sỏi đường mật trong gan. Đi khám bác sĩ bảo sỏi có đường kính bé nên chưa cần mổ tán sỏi. Bao giờ thấy đau thì đi khám và uống thuốc. Xin hỏi bác sỹ có cách nào điều trị mà không cần mổ để tán sỏi ra không. Xin cảm ơn bác sỹ nhiều.

Sỏi của mẹ bạn là sỏi đường mật trong gan với đường kính khá nhỏ và không gây triệu chứng gì, không cần quá lo lắng. Hiện nay, với những trường hợp sỏi đường mật trong gan nhiều, người ta dùng phương pháp lấy sỏi xuyên qua da tức là xuyên một cái ống qua da vào gan và đường mật. Sau đó, đưa ống nội soi đường mật nhỏ vào đó và dùng điện thủy lực hoặc tia laser bắn nát viên sỏi, sau đó bơm rửa cho nó chảy xuống dưới tá tràng. Trường hợp sỏi của mẹ bạn không có triệu chứng, nếu uống các loại thuốc tan sỏi tây y không có tác dụng thì mẹ bạn có thể kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm giúp tan sỏi có nguồn gốc đông y, điển hình như TPCN Kim Đởm Khang mà chúng tôi đã giới thiệu lúc trước để giúp viên sỏi có kích thước nhỏ dần. Với những trường hợp này thì không mổ mà chỉ điều trị nội khoa để giúp viên sỏi nhỏ dần theo thời gian. Khi đó viên sỏi sẽ trôi dần xuống dưới đường mật chính, lúc đó, chúng tôi sẽ có biện pháp can thiệp để điều trị bệnh cho mẹ bạn.

Câu hỏi: Em bị bệnh sỏi mật 10 năm nay, đã cắt túi mật, tán sỏi nội soi 01 lần, làm ERCP 01 lần, không biết bệnh của em như vậy thì sỏi có tái phát nữa hay không. Xin hỏi BS bệnh của em như vậy thì nên sử dụng loại thuốc gì để sỏi không tái phát.

Chị đã cắt túi mật và đã làm ERCP tức là nội soi mật tụy ngược dòng - đây là phương pháp có lợi thế là: thường trước khi lấy viên sỏi ra thì người ta phải mở rộng cơ thắt oddi. Tuy nhiên vấn đề sót sỏi vẫn có thể lên tới 25-30% và chị vẫn có nguy cơ tái phát sỏi, vì vậy tốt nhất chị nên đi khám định kì và sử dụng các biện pháp dự phòng tái phát. Tiếc rằng người ta không làm xét nghiệm được thành phần sỏi mật, nhưng chủ yếu sỏi ở đường mật là sỏi sắc tố, sỏi Bilirubinat Canxi. Các thuốc có nguồn gốc hóa dược không có tác dụng dự phòng và không có tác dụng tan sỏi này. Vì vậy chúng ta lại phải quay lại các bài thuốc nam dược trị nam nhân. Hiện nay chúng ta có nhiều bài thuốc, chế phẩm được bào chế từ nhân trần, kim tiền thảo, actiso... Thì bạn có thể mua các chế phẩm của nó để sử dụng hàng ngày cũng có thể dự phòng hiệu quả.

Còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh sỏi mật đã được ThS.BS Dương Xuân Nhương trả lời, quý độc giả có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Lan Anh

Bình luận