Là phụ nữ ai cũng mong muốn sẽ có ít nhất một lần được làm mẹ. Và với người mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng vậy, dù khao khát ấy luôn cháy bỏng nhưng trong lòng vẫn luôn chứa đầy tâm trạng lo lắng. Làm sao để em bé sinh ra được khỏe mạnh và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác? Hãy cùng lắng nghe Giáo sư, tiến sĩ Anthony Komaroff tại Trường Đại học Y Harvard giải đáp về vấn đề này.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như thế nào?

Có những người phụ nữ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 từ trước khi họ mang thai, tuy nhiên, cũng không ít người có đường huyết trong máu tăng cao tạm thời xuất hiện trong thời kỳ mang thai, còn gọi là tiểu đường thai kỳ, nó sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên dù là tiểu đường dạng nào thì cũng cần có sự quan tâm kịp thời để bảo vệ cho cả sức khỏe của mẹ và con.

Theo từng giai đoạn tam cá nguyệt, nhu cầu về glucose của em bé trong bụng mẹ càng tăng cao, đồng thời nội tiết tố phụ nữ trong quá trình này cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của insulin, dẫn đến lượng đường tăng cao trong máu, và tình trạng này càng tiến triển hơn ở người phụ nữ có tiền sử đái tháo đường trước đó.

Đường huyết luôn cao hơn mức bình thường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của em bé, nó làm tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non. Ngoài ra, nó cũng có thể gây dị tật, những bất thường của các cơ quan trong cơ thể bé theo từng giai đoạn phát triển của thai kỳ. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng sinh em bé to và nặng cân, thường phải tiến hành mổ đẻ thay vì sinh thường.

Vì vậy, kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở mức ổn định trước và trong thai kỳ là rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Điều đó có nghĩa rằng, bạn phải giữ được chỉ số HbA1c dưới mức 7% (nồng độ HbA1c cho biết chỉ số đường huyết trung bình trong thời gian là ba tháng)


Phu-nu-van-co-the-mang-thai-va-sinh-con-binh-thuong-khi-mac-benh-tieu-duong
 
Phụ nữ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường khi mắc bệnh tiểu đường

Cần phải làm gì để em bé khỏe mạnh khi người mẹ bị tiểu đường type 2?

Chuẩn bị trước khi mang thai:

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ mắc đái tháo đường type 2 cần kiểm soát tốt đường huyết trong vòng 3 tháng trước khi mang thai, duy trì HbA1c < 6,0%; đồng thời bổ sung acid folic 4mg/ngày, nhằm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Nếu phụ nữ bị tiểu đường loại 2 là do thừa cân hoặc béo phì. Hãy cố gắng giảm cân bằng cách ăn ít calo và tập thể dục thường xuyên trước khi muốn có thai. Điều này sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu trước và ngay cả trong thời kỳ mang thai.

Khi có ý định mang thai, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ để được làm thêm một số các xét nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của bệnh tiểu đường trên thận, võng mạc mắt, thần kinh và mạch vành. Nếu phát hiện đã có biến chứng trên tim mạch hay biến chứng thận thì không nên mang thai vì có thể làm bệnh nặng hơn.

Những lưu ý trong qúa trình mang thai:

Chế độ ăn uống trong thời gian mang thai sẽ khác với chế độ ăn lúc trước đó bởi vì bạn đang phải ăn cho hai người. Nên dùng đủ lượng calo cần thiết, tương đương khoảng 300 calo tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của em bé và đường huyết vẫn nằm trong giới hạn an toàn . Bạn nên tham khảo thêm sự tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn hàng ngày. Bác sĩ sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo rằng em bé sẽ nhận được dinh dưỡng hợp lý, nhưng người mẹ sẽ không tiêu thụ quá nhiều calo. Một số thực phẩm nên ăn như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả tươi, các sản phẩm từ sữa không béo, các loại hạt đậu, thịt lợn nạc, gia cầm, cá…

Phu-nu-mang-thai-nen-an-nhieu-rau-xanh-trai-cay-va-ca- Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và cá 

Tập thể dục là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ an toàn cho phụ nữ mang thai, mà còn có lợi cho sức khỏe bằng cách ngăn ngừa tình trạng suy giãn tĩnh mạch, chuột rút ở chân, mệt mỏi và táo bón. Đối với phụ nữ có bệnh tiểu đường, tập thể dục, đặc biệt là sau bữa ăn có thể giúp cơ bắp sử dụng glucose trong máu, và giữ lượng đường trong phạm vi mục tiêu của bạn.

Nếu thay đổi lối sống là không đủ để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bạn có thể cần phải sử dụng đến thuốc điều trị. Tùy từng mức độ bệnh và loại thuốc đã dùng trước đây, bác sĩ sẽ có chỉ định tăng liều hoặc phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Không phải với tất cả các thuốc điều trị tiểu đường đều an toàn với phụ nữ có thai, tuy nhiên, hai loại thuốc người bệnh vẫn có thể sử dụng hai loại thuốc là metformin hoặc acarbose. Ngoài ra, tiêm insulin cũng là một trong những giải pháp nhằm bảo vệ tế bào tuyến tụy và giảm lượng đường máu khi không đáp ứng với thuốc điều trị.

Việc thực hiện xét nghiệm HbA1c và siêu âm thai định kỳ cũng là một trong những yêu cầu cần thiết trong thời kỳ mang thai để kiểm soát bệnh tiểu đường của mẹ và theo dõi sự tăng trưởng của con.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ bản thân cùng việc chăm sóc tận tình từ phía gia đình, mọi phụ nữ đều có thể có một thai kỳ an toàn và một em bé khỏe mạnh khi chào đời.

DS.Đông Tây

Trích nguồn

http://www.askdoctork.com/im-have-type-2-diabetes-how-can-i-achieve-a-healthy-pregnancy-201507228126
http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/complications/pregnancy/prenatal-care.html

 
BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận