Người tiểu đường lo ngại nhất là các biến chứng có thể ập đến bất ngờ nếu không biết cách kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Biến chứng này có thể trở nên trầm trọng và rất khó điều trị, thậm chí gây ra đoạn chi. Vậy đâu là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ đôi chân của mình ? Hãy xem câu trả lời trong bài viết sau.

Cách phòng ngừa biến chứng bàn chân cho người tiểu đường?

Chăm sóc bàn chân đúng cách sẽ giúp bạn giảm 85% nguy cơ gặp biến chứng bàn chân do tiểu đường. Dưới đây là 8 biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo:

Kiểm tra bàn chân mỗi tối

Người bệnh tiểu đường không thể cảm nhận được bản thân có bị thương hay không. Do đó, cách tốt nhất để phát hiện sớm vết thương là kiểm tra bàn chân mỗi tối. Nguyên tắc kiểm tra là quan sát kỹ toàn bộ bàn chân kể cả những vị trí khuất như các kẽ ngón chân hay lòng bàn chân nhằm phát hiện các bất thường (vết xước, đốm đỏ, bọng nước, vết bầm, vết chai…). Nếu khó quan sát, bạn có thể sử dụng gương hoặc nhờ người thân hỗ trợ.

Thường xuyên kiểm tra bàn chân mỗi tối

Thường xuyên kiểm tra bàn chân mỗi tối

Rửa sạch chân hàng ngày

Bạn nên sử dụng nước ấm pha xà phòng trung tính để rửa chân. Lưu ý là kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế hoặc khuỷu tay trước khi rửa, rửa nhẹ nhàng khắp bàn chân, kể cả các vị trí giữa ngón chân. Thời gian rửa chân không nên quá 5 phút, tránh da bị mất nước. Sau khi rửa, bạn dùng khăn mềm thấm khô rồi xoa bột tal hay bột ngô để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Giữ da mịn màng

Người bệnh tiểu đường rất dễ xuất hiện vết chai ở khu vực bàn chân. Tuy nhiên, bạn không được tự ý xử lý các vết chai này bởi chúng có nguy cơ loét nhiễm trùng rất cao. Nếu kích thước vết chai dày, bác sĩ sẽ tiến hành cắt loại giúp bạn. Nếu vết chai mỏng, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng đá bọt, chà nhẹ nhàng theo cùng một hướng để loại bỏ vết chai.

Để biết cách xử trí chai chân đúng cách ở người tiểu đường, bạn hãy dành 3 phút tham khảo tư vấn của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương trong video sau: ​​​​

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí chai chân ở bệnh nhân tiểu đường

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để giúp da mềm mịn hơn. Mỗi ngày, bạn chỉ cần thoa một lớp kem thật mỏng lên bàn chân và tránh các vị trí có nguy cơ nhiễm trùng cao như giữa các ngón chân.

 Giữ ẩm da là biện pháp gián tiếp giúp giảm nguy cơ hình thành vết thương do cọ xát

Giữ ẩm da là biện pháp gián tiếp giúp giảm nguy cơ hình thành vết thương do cọ xát

Cắt móng chân hàng tuần

Thời điểm xử lý móng chân tốt nhất là ngay sau khi tắm vì khi đó móng mềm và dễ cắt. Bạn sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng cắt theo đường ngang, tránh cắt sâu vào rìa móng. Sau khi cắt bạn giũa lại những góc nhọn để tránh tổn thương. Trong trường hợp móng dày, cứng, khó cắt hay găm sâu vào các vùng da xung quanh, bạn hãy nhờ bác sĩ hỗ trợ, tránh tự ý dùng các vật sắc nhọn đâm sâu vào vùng da quanh móng gây tổn thương.

Luôn mang giày và vớ (tất)

Người bệnh tiểu đường không nên đi chân đất hoặc đi nguyên vớ ngay cả khi bạn ở trong nhà. Thói quen tưởng đơn giản này có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa các biến chứng tiểu đường ở chân cho bạn.

Để chọn được giày, vớ phù hợp, bạn nên tuân thủ các lưu ý sau:

- Chọn vớ mềm, từ len hoặc cotton, ít đường may, chiều dài dưới đầu gối

- Chọn giày vừa chân, đi tạo cảm giác thoải mái, nên lựa giày vào buổi chiều – thời điểm kích thước bàn chân lớn nhất.

- Hạn chế mua giày nhựa cứng, giày cao gót, dép xỏ ngón để tránh bí chân, chân bị cọ xát hay chịu nhiều áp lực. Lý tưởng nhất là giày đi bộ và giày thể thao.

- Nếu đôi chân của bạn đã bị biến dạng, bạn cần sử dụng giày chỉnh hình thay vì các loại giày thông thường.

Bảo vệ đôi chân khỏi nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh

Đôi khi bạn có thể vô ý khiến đôi chân của mình bị bỏng do không cảm nhận được nóng lạnh. Cách tốt nhất để bảo vệ đôi chân của bạn là thực hiện các lưu ý sau:

- Mang giày khi đi trên bãi biển hay vỉa hè.

- Thoa kem chống nắng lên các vùng da bị ánh nắng chiếu trực tiếp.

- Không làm ấm chân bằng cách để chân gần bếp lò, đệm sưởi, bình nước nóng hay xông hơi bằng nước lá đun sôi. Nếu chân bị lạnh, bạn nên mang vớ mềm và giày lót bông.

Tăng lưu thông máu đến chân

Tuần hoàn máu tốt sẽ giúp đôi chân của bạn làm lành các tổn thương tốt hơn. Hãy thử những lời khuyên sau để cải thiện lưu thông máu:

- Kê ngang chân khi ngồi.

- Thường xuyên lắc lư các ngón chân trong vài phút hoặc xoay nhẹ mắt cá lên xuống.

- Không sử dụng vớ chật hoặc thắt nút quanh cổ chân.

- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cho đôi chân của bạn như đi bộ, khiêu vũ, yoga, bơi lội hoặc đạp xe.

- Không hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn máu.

 

Thăm khám bàn chân định kỳ

Hãy yêu cầu bác sĩ của bạn kiểm tra bàn chân trong các lần khám định kỳ. Tối thiểu, người bệnh tiểu đường cần thực hiện một bài kiểm tra toàn diện cho đôi chân của mình mỗi năm một lần.

 Người bệnh cần đi khám để phát hiện biến chứng tiểu đường ở chân

Người bệnh cần đi khám để phát hiện biến chứng tiểu đường ở chân

Sử dụng thảo dược ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Để cải thiện biến chứng bàn chân ở người tiểu đường, người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn... Đây là các thảo dược không chỉ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết một cách an toàn, tự nhiên, bền vững mà còn có khả năng tác dụng sâu vào căn nguyên gây biến chứng tiểu đường, từ đó hạn chế những tổn thương do đường huyết cao gây ra trên tim, thận, mắt, thần kinh:

- Câu kỷ tử: Ức chế enzym alpha-glucosidase, giảm tích tụ sorbitol trong tế bào, nhờ đó hỗ trợ giảm nguy cơ gây ra đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc ở người bệnh tiểu đường.

- Nhàu: Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tăng tốc độ lành vết thương ở người bệnh tiểu đường.

- Mạch môn: Hoạt chất MDG-1 hỗ trợ ức chế xơ hóa cầu thận, làm chậm tiến triển của suy thận do tiểu đường.

- Hoài sơn: Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng thần kinh tiểu đường, hỗ trợ giảm tê bì tay chân, khô ngứa da... nhờ cơ chế kích thích yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF.

“Tứ quý thảo dược” giúp ổn định đường huyết và cải thiện biến chứng cho người tiểu đường

“Tứ quý thảo dược” giúp ổn định đường huyết và cải thiện biến chứng cho người tiểu đường

Hiện nay, người bệnh có thể thấy sự hiện diện của các thảo dược này trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường. Hy vọng thông tin trong bài viết này đã giải mã cho bạn 8 cách giúp đẩy lùi biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường. Hãy áp dụng lời khuyên phòng ngừa biến chứng mỗi ngày để có được sức khỏe như ý muốn!

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

 

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận