Phần lớn người bệnh tiểu đường đều lo ngại về những tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết Tây Y. Vì vậy, họ luôn mong muốn có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn và không phải dùng thuốc cả đời. Vậy thực sự bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không? Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Theo GS Thái Hồng Quang, chủ tịch Hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam: Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, tiến triển nặng dần theo thời gian. Hiện nay cũng chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn tiểu đường. Vì vậy, người bệnh cần dùng thuốc suốt đời kết hợp với lối sống lành mạnh mới có thể kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng.

Có một sai lầm mà rất nhiều người bị tiểu đường mắc phải. Đó là đánh giá bệnh đơn thuần qua triệu chứng, cảm giác của bản thân hoặc kết quả đo đường huyết tại nhà. Khi thấy người khỏe, không có dấu hiệu của bệnh (tiểu nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, sút cân) và đường huyết ổn định, họ nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh. Nhưng thực tế thì không phải vậy.

Triệu chứng hay chỉ số đường huyết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bởi tiểu đường không chỉ đơn thuần gây rối loạn chuyển hóa đường. Bệnh còn kéo theo rối loạn chuyển hóa mỡ, chuyển hóa đạm. Những rối loạn này tiến triển âm thầm qua nhiều giai đoạn, từ tiền tiểu đường, tiểu đường, có biến chứng đến tiểu đường giai đoạn cuối. Và không phải giai đoạn nào cũng có triệu chứng có thể nhận biết bằng cảm nhận thông thường.

Bản thân chỉ số đường huyết chỉ đánh giá được một phần quá trình rối loạn chuyển hóa đường, không đánh giá được các rối loạn khác. Chưa kể đến máy đo đường huyết tại nhà cũng có những sai số nhất định, mới đo được lượng đường trong máu tại 1 thời điểm cố định, không đo được chỉ số HbA1c. Vì vậy, việc dựa vào đường huyết theo dõi hàng ngày mà tự ý ngưng thuốc sẽ dẫn đến nhiều rủi ro nguy hiểm. Người bệnh có thể bị biến chứng sớm hơn và biến chứng xuất hiện với mức độ nặng hơn.

Có thể nói, thuốc hạ đường huyết là một trong những phương pháp điều trị tiểu đường bắt buộc. Người bệnh phải dùng thuốc suốt đời. Thế nhưng, tin vui là nếu điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc trong một thời gian nhất định.

Một số người bệnh có thể giảm liều hoặc tạm ngưng dùng thuốc tiểu đường.

Một số người bệnh có thể giảm liều hoặc tạm ngưng dùng thuốc tiểu đường.

Khi nào có thể giảm liều hoặc tạm ngưng uống thuốc tiểu đường?

Bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều hoặc tạm dừng thuốc Tây trong trường hợp:

- Người bệnh thường xuyên bị hạ đường huyết (dấu hiệu: vã mồ hôi, run chân tay, hoa mắt, đau đầu, đói, mệt…)

- Tất cả các chỉ số đường huyết của bệnh nhân đều ổn định trong thời gian dài: HbA1c < 7%, đường huyết khi đói (sau khi nhịn ăn 8h) < 7 mmol/l., đường huyết sau ăn 2h < 10 mmol/l.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, giới hạn để giảm liều thuốc điều trị sẽ nghiêm ngặt hơn. Thường là HbA1c < 6.5%, đường huyết khi đói < 6 mmol/l, sau ăn 2h < 7.8 mmol/l (gần với đường huyết bình thường) trong ít nhất 6 tháng liên tục. Việc giảm liều hay tạm ngừng thuốc điều trị cũng được cân nhắc dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại (có mắc kèm bệnh lý khác không, nguy cơ biến chứng như thế nào, ngưng thuốc có rủi ro ra sao…) và khả năng kiểm soát lối sống của người bệnh.

Nếu người bệnh thỏa mãn được tất cả yếu tố trên có thể được tạm thời dừng uống thuốc hạ đường huyết. Nhưng sau khi dừng thuốc, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Đồng thời, người bệnh thường xuyên phải đi kiểm tra định kỳ. Ngay khi các chỉ số đường huyết tăng hoặc có triệu chứng tăng đường huyết, người bệnh sẽ phải dùng thuốc trở lại.

Dấu hiệu cảnh báo tăng đường huyết:

- Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

- Hay khát nước.

- Đi tiểu nhiều lần.

- Thị lực giảm sút, mắt mờ, nhòe.

- Da khô, bong tróc, ngứa lâu không đỡ.

- Vết thương khó lành.

Mọi sự thay đổi về thuốc điều trị tiểu đường đều cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Mọi sự thay đổi về thuốc điều trị tiểu đường đều cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây, người bệnh cần tuân thủ các lưu ý sau:

- Uống thuốc đúng thời điểm: Những thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylurea (glibenclamid, glicazid, glimepirid…) nên uống trước bữa ăn. Metformin, Acarbose nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để hạn chế rối loạn tiêu hóa.

- Không uống thuốc theo đơn của người khác hoặc thay đổi liều thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Thăm khám định kỳ 3 tháng 1 lần để kiểm tra HbA1c. Chỉ số này đại diện cho đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng, nhờ đó giúp đánh giá hiệu quả điều trị tốt hơn đường huyết khi đói hoặc sau ăn.

Thuốc hạ đường huyết chủ yếu có tác dụng kiểm soát quá trình rối loạn chuyển hóa đường. Để cân bằng rối loạn chuyển hóa mỡ, chuyển hóa đạm, xu hướng hiện nay là kết hợp thêm sản phẩm từ thảo dược Đông Y.

Nghiên cứu cho thấy một số thảo dược truyền thống như Mạch Môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn có thể hỗ trợ cân bằng cả 3 rối loạn chuyển hóa (chất đường - chất đạm - chất béo). Nhờ đó, sử dụng các thảo dược này sẽ giúp tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết, bảo vệ gan thận và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Không phủ nhận thuốc Tây có những tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, với các bệnh mãn tính kéo dài suốt đời như tiểu đường, việc dùng thuốc đúng cách, kết hợp lối sống khoa học và các giải pháp từ Đông Y sẽ giúp hạn chế tối đa các rủi ro cho người bệnh.

Bích Ngọc

Tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323128.php

https://blogs.webmd.com/from-our-archives/20101229/how-to-wean-off-of-diabetes-medication

https://www.health24.com/Medical/Diabetes/Living-with-diabetes/Why-you-should-keep-taking-your-diabetes-medication-20150112

https://www.sharecare.com/health/diabetes/need-diabetes-drugs-levels-normal

https://www.quora.com/Is-it-compulsory-to-take-medicine-for-the-rest-of-the-life-for-diabetes-patients

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận