Tăng đường huyết khi đói do ăn tối nhiều, tổn thương tiết insulin nền, do thuốc hạ đường huyết, hiện tượng bình minh.

Đường huyết buổi sáng lúc đói tăng cao trên 130 mg/DL kéo dài sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình sinh biến chứng của tiểu đường, như bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, biến chứngthần kinh,… Do đó giữ cho đường huyết ổn định là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng cần đạt được đối với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Người bệnh thông thường có thể kiểm soát chỉ số đường huyết thông qua chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, có những trường hợp mặc dù người bệnh tuân thủ tốt phác đồ điều trị nhưng đường huyết vẫn không ổn định, nhất là đường huyết khi đói vào buổi sáng luôn cao.

Vậy nguyên nhân là do đâu và cách xử lý cho hình huống này như thế nào?

1. Nguyên nhân tăng đường huyết khi đói

Có nhiều yếu tố gây ra tăng đường huyết khi đói, từ chế độ ăn uống, thuốc (bao gồm cả thuốc điều trị ĐTĐ và các loại thuốc khác), đến các phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể và kể cả các bệnh lý đi kèm với bệnh ĐTĐ. Cụ thể:

- Ăn tối quá thịnh soạn: Nhất là bữa ăn có quá nhiều tinh bột sẽ làm cho lượng đường huyết sau ăn tăng cao, vượt qua khả năng tiết Insulin của tuyến tụy, vì vậy sáng hôm sau đường huyết vẫn còn cao. Để khắc phục tình trạng này buổi tối nên ăn ít tinh bột với tỉ lệ cân đối. Nên chọn các loại ngũ cốc có chỉ số đường huyết thấp, ăn nhiều rau để thức ăn được hấp thu từ từ và tránh đường huyết tăng cao quá mức.

Kiem-tra-duong-huyet-thuong-xuyen-tranh-ha-duong-huyet-khi-doi

Kiểm tra đường huyết thường xuyên tránh hạ đường huyết khi đói 

- Tổn thương tiết Insulin nền: Khả năng tiết Insulin nền của tuyến tụy có thể bị tổn thương dẫn đến tăng đường huyết khi đói. Tuy nhiên, khả năng tiết Insulin liên quan đến bữa ăn vẫn ổn định. Khi khả năng tiết Insulin nền của tụy bị tổn thương, không thể dùng chế độ ăn để khống chế sự tăng đường huyết khi đói mà chỉ có thể khắc phục vấn đề này bằng cách tiêm Insulin nền – loại Insulin tác dụng chậm bắt chước tác động tiết Insulin nền của tụy.

- Hiện tượng bình minh: Là thuật ngữ dùng để mô tả sự gia tăng bất thường lượng đường huyết khi đói. Các hormon đối kháng Insulin được tiết ra để đánh thức cơ thể chuẩn bị cho ngày mới (thường vào khoảng 4-5 giờ sáng), làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Bệnh nhân ĐTĐ không đủ khả năng tiết Insulin để điều chỉnh cho hiện tượng này, vì thế đường huyết buổi sáng tăng cao. Để xác định được hiện tượng bình minh, cần thử đường huyết lúc 2-3 giờ khuya trong vài ngày liên tục. Nếu kết quả đường huyết thời điểm này là bình thường thì có thể chấm dứt tình trạng này bằng cách ăn sáng, bởi vì sau khi ăn cơ thể sẽ phát tín hiệu dập tắt sự tiết hormon đối kháng để làm đường huyết giảm xuống, dù là bệnh nhân chưa kịp uống thuốc hạ đường huyết. Điều chỉnh lại lối sống để khống chế hiện tượng bình minh, bằng cách ăn bữa cuối cùng trong ngày vào buổi chiều, tránh ăn quá khuya, sau ăn nên vận động nhẹ như đi bộ. Trong trường hợp vẫn không khống chế được sự tăng đường huyết lúc đói thì nhờ bác sĩ điều chỉnh lại thuốc hạ đường huyết.

- Do thuốc hạ đường huyết: Dùng thuốc hạ đường huyết không hợp lý có thể dẫn đến tăng đường huyết khi đói vào buổi sáng. Lý do là các thuốc này có thể gây ra hạ đường huyết trong đêm và kích thích cơ thể tiết ra hormon đối kháng Insulin để tăng đường huyết. Người bệnh đang ngủ sẽ bị sốc do biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp và huyết áp tăng cao. Tuy nhiên, nếu thử đường huyết lúc này lại không thấy thấp. Người bệnh nên cài đồng hồ báo thức lúc 2-3 giờ khuya để thử đường huyết lúc này.

- Do thuốc hạ huyết áp: Uống nhiều thuốc hạ huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp trong đêm giảm xuống quá mức, làm phóng thích các hormon đối kháng như epinephirin và cortisol dẫn đến tăng huyết áp và tăng đường huyết sáng sớm.

2. Cách xử lý tình trạng tăng đường huyết khi đói

- Cắt giảm lượng tinh bột vào mỗi bữa ăn theo đúng khẩu phần năng lượng hàng ngày.

- Uống một ly rượu vang nhỏ với bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ. Rượu có tác dụng ức chế gan phóng thích glucose trong đêm nên hạn chế được tăng đường huyết buổi sáng.

- Tránh ăn quá khuya, nếu cần thì chỉ nên dùng một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ với loại thức ăn chứa chất đạm hoặc béo (các loại hạt, bơ đậu phộng, pho mát…).

- Điều chỉnh thời điểm uống thuốc trong ngày.

- Khi cần dùng Insulin liều cao, không nên dùng một lần quá nhiều vào buổi tối mà nên chia ra hai lần sáng với tối.

Theo báo Thuốc và Sức khỏe

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận