Thực tế những năm gần đây, cứ sau dịp Tết cổ truyền, hàng trăm người bệnh tiểu đường nhập viện vì bị tăng đường máu, nhiều người ở trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, thậm chí có nhiều người bệnh bị tử vong do đến cấp cứu quá muộn. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không thực hiện đúng chế độ ăn và điều trị. Rất nhiều người đã chủ quan, ăn uống vô độ, tự ý bỏ thuốc điều trị, uống thuốc không đều, uống quá nhiều rượu bia,...

Vì vậy, để bảo đảm sức khỏe vui Tết, người bệnh tiểu đường cần lưu tâm một số điểm sau:

Chế độ ăn ngày Tết cho người bệnh tiểu đường

Các thức ăn truyền thống của ngày Tết vốn không thích hợp cho người đái tháo đường vì có quá nhiều chất béo như giò thủ, canh xương,… dễ làm tăng đường máu gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Ăn uống hợp lý, kiểm soát lượng đường huyết.

Trước khi vào bữa ăn, nên ăn một lượng nhỏ thức ăn không làm tăng đường máu nhiều để tạo cảm giác no, khi vào bữa chính sẽ không ăn quá nhiều. Nên ăn những thức ăn có lợi như các món cá hay món sa lát có trộn giấm vì chúng có thể giúp điều hòa đường máu.

Các món ăn ngọt như bánh, mứt nên hết sức hạn chế vì nó làm tăng đường máu rất nhanh; các loại nước ngọt cũng cần tránh, chỉ dùng các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng...

Nguyên tắc ăn cho người đái tháo đường là nên ăn khi đói và ngưng khi đã lưng bụng. Đồng thời luôn ý thức kiểm soát lượng đường trong thức ăn. Trong một bữa không nên ăn thả cửa những món khoái khẩu nhưng không tốt cho sức khỏe, mà hãy “trải ra” mỗi bữa vài miếng nhỏ. Ngoài ra, bạn không nên nhịn hoàn toàn hoặc quá kiêng khem làm cơ thể mau đói, thiếu chất. Điều này có thể khiến bạn dễ ăn bù quá nhiều sau đó.

Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, ít ngọt.

Đó là các loại rau củ quả. Ngoài các món dưa kiệu, bạn có thể mua thêm rau sống như xà lách, dưa leo, các loại rau thơm, hành ngò… cất sẵn trong tủ lạnh. Không chỉ giúp cho bữa ăn ngày Tết thơm ngon, ít chán, chúng còn cung cấp lượng chất xơ, vitamin cần thiết. Chất xơ giúp cơ thể hấp thu dần chất bột đường vào máu nên không làm đường huyết tăng cao.

Ngoài ra nên hạn chế uống rượu vì rượu có thể làm lu mờ các triệu chứng hạ đường huyết, gây nhầm lẫn trong xử trí của những người thân xung quanh vì vậy có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Mặc khác, rượu ngăn cản gan tổng hợp glycogen (dạng dự trữ đường của cơ thể) nên người bệnh dễ bị hạ đường huyết. Nếu muốn uống rượu người bệnh cần đặc biệt lưu ý và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Ngày Tết bận bịu, bạn thường khó bảo đảm ăn đúng giờ do đó nên chuẩn bị các thức ăn phù hợp với người đái tháo đường để “chữa cháy” khi đói như bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên cám, ít ngọt hoặc sữa chuyên biệt dành cho người bệnh để tránh hạ đường huyết.

thuoc-dieu-hoa-duong-huyet

Thuốc điều hòa đường huyết không thể thiếu với bệnh nhân tiểu đường

Dùng thuốc điều hòa đường huyết

Trong ngày Tết việc duy trì dùng thuốc đều đặn là vô cùng quan trọng với người bệnh tiểu đường, đặc biệt nguy cơ tăng đường huyết trong ngày Tết rất cao luôn đe dọa nhiều nguy hiểm với người bệnh. Người bệnh cần thực hiện đúng chỉ dẫn điều trị của bác sỹ, không tự ý thay đổi phác đồ điều trị, nếu có bất thường hay thay đổi, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi thực hiện.

Trường hợp quên uống thuốc thì lần uống hoặc tiêm insulin tiếp theo không dồn liều. Người bệnh nên tự kiểm tra đường huyết để có hướng xử trí thích hợp. Nếu đường huyết biến động không tốt (đường huyết tăng cao) thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị trước khi uống hoặc tiêm insulin.

Trong trường hợp đi chơi, người bệnh nên luôn mang thuốc theo mình và uống thuốc, tiêm insulin đúng các thời gian quen thuộc hàng ngày.

Tập luyện thể dục và thói quen sinh hoạt khoa học

Trong thời gian đầu năm mọi người thường rất bận rộn với các hoạt động như đi thăm hỏi người thân, bạn bè, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Vì vậy nhiều thói quen sinh hoạt thường ngày bị xáo trộn - đây là một nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn sau Tết, người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điểm sau:

Ngày Tết người bệnh vẫn nên duy trì thói quen đi bộ buổi tối (ít nhất 30 phút), nếu không đi tập được thì có thể thay thế bằng các công việc chân tay, dọn dẹp trong nhà, tránh ngồi nhiều xem tivi, tiếp khách, ăn uống.

+ Không nên tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngày Tết có cường độ cao mà không có sự chuẩn bị trước vì người bệnh, đặc biệt bệnh nhân tiêm insulin có nguy cơ hạ đường huyết trong và sau khi kết thúc tập luyện.

+ Những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bệnh lý mắt không nên tham dự các trò chơi cảm giác mạnh.

+ Không nên thức khuya và ngủ quá nhiều.

Nguyễn Đôn

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận