Cùng với việc thay đổi lối sống, việc sử dụng thuốc cho bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp người bệnh giảm, ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả.

Khi nào người bệnh tiểu đường tuýp 2 phải dùng thuốc?

Việc sử dụng thuốc ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thời điểm phát hiện bệnh, chỉ số đường huyết và các bệnh lý kèm theo. Nếu bệnh được phát hiện sớm và chỉ số đường huyết thấp, có thể chưa cần sử dụng thuốc ngay mà nên tập trung kiểm soát chế độ ăn uống và luyện tập. Sau đó, cần theo dõi và kiểm tra định kỳ hàng tháng tại bệnh viện để bác sĩ đưa ra tư vấn phù hợp. Thông thường, người bệnh có thể trì hoãn việc dùng thuốc tối đa 3 tháng kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đối với những trường hợp nhập viện với đường huyết quá cao, xuất hiện biến chứng như hôn mê, nhiễm toan acid lactic, triệu chứng tăng đường huyết rõ ràng hoặc có các biến chứng về thận, tim mạch,… thì sẽ được chỉ định dùng thuốc ngay lập tức.

Thuốc được dùng khi đường huyết cao và đã gây biến chứng

Thuốc được dùng khi đường huyết cao và đã gây biến chứng

Thuốc tiểu đường tuýp 2 hoạt động như thế nào?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể kháng insulin, khiến đường huyết tăng cao. Insulin là một hormone do tụy sản xuất, có nhiệm vụ giảm đường huyết bằng cách chuyển đường từ máu vào tế bào để tạo năng lượng.

Dựa vào quá trình làm tăng lượng đường trong máu, hiện nay có các nhóm thuốc chính với cơ chế hoạt động như sau:

Thuốc làm chậm hấp thu đường vào máu

Sau khi ăn tinh bột, đường được hấp thu qua ruột dưới dạng glucose vào máu. Để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn, bác sĩ có thể sử dụng nhóm thuốc làm chậm quá trình này, được gọi là nhóm ức chế men alpha-glucosidase, với đại diện tại Việt Nam là Glucobay.

Thuốc làm giảm kháng insulin

Kháng insulin là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Để giảm kháng insulin, nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng là Metformin, một loại thuốc kinh điển và hiệu quả trong điều trị.

Metformin được dùng cho người bị tiểu đường type 2

Metformin được dùng cho người bị tiểu đường type 2

Thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin

Để kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, các bác sĩ có thể sử dụng nhóm sulfamid và đại diện là Amaryl, Diamicron…

Nồng độ insulin trong máu tăng thì đường máu sẽ hạ. Các bác sĩ thường sẽ phối hợp thuốc tăng tiết insulin và thuốc giảm đề kháng insulin để đánh vào 2 cơ chế chính gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên việc kết hợp ở giai đoạn nào, liều lượng bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh.

Nhóm thuốc ức chế men DPP-4

Men DPP-4 này có tác dụng phá hủy chất incretin ở ruột. Incretin có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin. Bình thường, khi chúng ta ăn vào lượng incretin trong cơ thể tăng lên. Nhưng thời gian chất này tồn tại được trong máu khá ngắn do men DPP-4 phá hủy.

Sử dụng thuốc ức chế loại men DPP-4 này sẽ giúp incretin tồn tại trong máu lâu hơn và làm tăng lượng insulin trong cơ thể. Ngoài ra, chất này còn giúp làm chậm hấp thu đường nhờ làm chậm sự co bóp tiêu hóa thức ăn ở ruột, dạ dày.

Nhóm thuốc mới giúp tăng đào thải đường qua nước tiểu (SGLT-2)

Một ngày cơ thể chúng ta có khoảng 180g đường lọc qua thận và hầu như tất cả lượng đường đó đều được thận giữ lại. Để làm giảm đường máu, các nhà khoa học đã phát minh ra loại thuốc có khả năng ngăn chặn tái hấp thu đường ở thận, nhờ đó làm giảm đường huyết.

Đây là nhóm thuốc mới điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 trong những năm gần đây. Loại thuốc nào cũng đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam nhưng chi phí điều trị khá tốn kém. Do đó, vẫn chưa thực sự phù hợp với đa số bệnh nhân.

Thuốc bổ sung trực tiếp insulin

Đến một giai đoạn nào đó khi thuốc uống không có khả năng kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ được tiêm trực tiếp insulin. Nếu như trước kia insulin được sử dụng có nguồn gốc từ bò, lợn, thì ngày nay đã được thay thế bằng insulin có nguồn gốc từ người. Loại insulin cho thấy hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn, tuy nhiên giá thành cũng đắt hơn.

Thuốc tiêm insulin được dùng điều trị cho tiểu đường type 2

Thuốc tiêm insulin được dùng điều trị cho tiểu đường type 2

Cách phối hợp thuốc và khi nào cần dùng thuốc tiêm ở người tiểu đường tuýp 2?Điểm neo

Việc phối hợp thuốc điều trị cần được tiến hành trong các trường hợp sau:

  • Khi HbA1c > 9.0% và đường huyết lúc đói > 13.0 mmol/l, có thể cân nhắc sử dụng hai loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp.
  • Nếu HbA1c > 9.0% và đường huyết lúc đói > 15.0 mmol/l, có thể xem xét việc kết hợp thuốc uống và tiêm insulin.
  • Khi HbA1c > 10% và đường huyết lúc đói > 300 mg/dl, tiêm insulin có thể được chỉ định ngay.

Trong giai đoạn đầu của việc tiêm insulin, bệnh nhân có thể vẫn dùng kết hợp 2 loại thuốc viên và chỉ tiêm một mũi insulin trước khi đi ngủ. Nếu đường huyết không đạt mục tiêu và HbA1c vẫn trên 8.5%, có thể cần tăng lên hai mũi tiêm để kiểm soát đường huyết.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể cần tiêm insulin tạm thời trong các trường hợp nhiễm trùng cấp tính như viêm phổi, viêm đường hô hấp trên nặng, sốt cao, nhiễm khuẩn đường tiểu, hoặc khi phải nhập viện. Một số trường hợp khác như bệnh nhân bị tăng men gan hoặc suy thận cũng có thể cần điều chỉnh liệu pháp điều trị bằng insulin.

Ngoài các thuốc Tây y, Đông y cũng có nhiều thảo dược truyền thống cho hiệu quả giảm và ổn định đường huyết rõ rệt. Sự kết hợp giữa Đông Tây y trong điều trị có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp người bệnh an nhiên vui sống.

Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm chứa thành phần chính là tinh chất lá xoài kết hợp với lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng cũng được thế giới đánh giá cao. Hiệu quả của chúng đã được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng, kiên trì sử dụng lâu dài có thể giúp cơ thể tự thiết lập và cân bằng các rối loạn chuyển hóa – điều mà các thuốc Tây y khó có thể mang lại.

Sản phẩm chứa thành phần chính lá xoài giúp hạ đường huyết hiệu quả

Sản phẩm chứa thành phần chính lá xoài giúp hạ đường huyết hiệu quả

Hiện nay, với công nghệ bào chế bào chế lượng tử hiện đại, các thảo dược như lá xoài, lá neem, hoàng bá... được phối kết hợp trong các dạng viên nén hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Đây cũng là xu hướng được đông đảo người bệnh tiểu đường type 2 lựa chọn bở tính an toàn và tiện dụng, hiệu quả cao.

Trên đây là các nhóm thuốc chính chữa bệnh tiểu đường tuýp 2. Để nhanh chóng giảm và ổn định đường huyết thì bạn nên kết hợp sử dụng thuốc với sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là lá xoài mỗi ngày 4-6 viên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp chi tiết.

thao-duoc-glutex.png

BTV Lan Anh

Bình luận