Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị mắc bệnh tiểu đường?
Các chỉ số đường huyết để chẩn đoán xác định có mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) hay không bao gồm:
- Đường huyết lúc đói (sau một đêm nhịn đói ít nhất là 8 giờ) ≥ 126 mg/dL hoặc 7 mmol/L (≥ 2 lần thử)
- Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng tăng đường huyết.
- Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)
Các xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ nên được lập lại để xác định, trừ trường hợp đã quá rõ như có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều. Trường hợp vẫn nghi ngờ có ĐTĐ nên lập lại xét nghiệm 3 - 6 tháng sau.
Trường hợp của anh, đường huyết khi đói là 6,8 mmol/l, cho thấy anh chưa bị đái tháo đường, nhưng đã bị rối loạn dung nạp glucose, tức là tiền đái tháo đường. Giai đoạn này anh cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập (ăn hạn chế mỡ, đường; tăng cường rau xanh, chất xơ; luyện tập thể dục thể hàng ngày), nếu không sẽ rất dễ phát triển thành ĐTĐ typ 2.
Nếu có điều kiện anh nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường với liều 2-4 viên/ ngày chia 2 lần. TPBVSK Hộ Tạng Đường sẽ giúp hỗ trợ điều hòa đường huyết, phòng ngừa mắc ĐTĐ typ2.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Bình luận