Vài tháng nay tôi bị sưng nướu răng, đi khám đường huyết 10mmol/l, creatinine 1.2 mg/dl, nhưng bác sĩ chưa cho thuốc điều trị mà về thay đổi lại lối sống, ăn giảm tinh bột. Một tháng sau quay lại khám đường huyết 9.4mmol/l và bác sĩ có kê ngày 1 viên metformin 850 mg, uống buổi sáng sau ăn. Cho tôi hỏi là tại sao cùng một bệnh mà việc điều trị lại khác nhau như vậy? Và tôi đọc được biết metformin không dùng cho bệnh nhân bị suy thận. Xin chuyên gia giải đáp giúp tôi.

Chào bạn,

Với kết quả đo đường huyết lần đầu, khả năng rất cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường type 2, tuy nhiên trong giai đoạn đầu, bác sĩ khuyên bạn theo dõi thêm, về thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện để đường huyết ổn định hơn mà chưa cần sử dụng thuốc.

Sau khi tái khám, đường huyết của bạn vẫn ở mức cao 9.4 mmol, nên bác sĩ chỉ định thuốc tiểu đường Metformin 850mg uống ngày 1 viên. Chỉ số Creatinin mức bình thường là 0.8 - 1.2 mg/dl, trường hợp của bạn vẫn có thể sử dụng Metformin 850mg vì thuốc chỉ chống chỉ định với bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận (creatinin huyết ≥ 1.5 mg/dl).

Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất chính là gây tổn thương ở mạch máu và các tế bào thần kinh, kết quả là người bệnh có thể gặp phải rất nhiều biến chứng tiểu đường trên toàn bộ các cơ quan của cơ thể như tê bì châm chích, mờ mắt, suy thận…. Vì thế cho nên mục tiêu ưu tiên chính là đường huyết phải được ổn định để phòng ngừa biến chứng. Để làm được điều này bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn uống theo chế độ ăn khoa học, và tập luyện thể thao thường xuyên. Đồng thời, bạn có thể  kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường với thành phần từ thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện, phòng biến chứng, đồng thời ổn định đường huyết.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

BTV Lan Anh

Bình luận