Tôi đi khám ngày 15/9, kết quả đường huyết là 8.4mmol/l và được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh tiểu đường tuyp 2, sau đó kê toa thuốc. Tôi về nhà sử dụng thuốc theo hướng dẫn nhưng ngay sau đó khoảng 30 phút tôi thấy người như lả đi, đói cồn cào, choáng váng. Người nhà đưa lên bệnh viện cấp cứu, bác sĩ có nói do dùng thuốc quá liều bị hạ đường huyết và điều chỉnh lại liều thuốc. Nhưng tôi rất sợ mình có thể gặp phải tình trạng này một lần nữa, vì vậy nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi cách xử trí khi bị h

Chào bạn,

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính ở người bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu xuống quá thấp (dưới 70mg/dl hoặc 3.9 mmol/l). Nếu không được phát giác và có những bước xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn tới hôn mê, làm tổn thương đến não bộ rất nguy hiểm.

Các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng, người bệnh tiểu đường khi thấy có các dấu hiệu bất thường như choáng váng, đổ nhiều mồ hôi, bụng đói, tay chân run rẩy, choáng váng… nên ăn hoặc uống 15 gram carbohydrate (chất bột, đường) dễ tiêu hóa, chẳng hạn như:

Một nửa cốc nước trái cây hoặc nước ngọt có ga

-  1 muỗng cà phê mật ong

-  4 hoặc 5 chiếc bánh quy mặn

-  3 hoặc 4 viên kẹo ngọt

-  1 muống cà phê đường hòa trong nửa cốc nước

Sau 15 phút, bạn nên kiểm tra lại đường huyết, nếu chỉ số vẫn không thay đổi, bạn cần uống hoặc ăn thêm 1 khẩu phần ăn như trên. Sau đó liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý các bước tiếp theo.

Song song với việc biết cách xử trí khi bị hạ đường huyết, bạn cũng cần có những biện pháp phòng ngừa để biến chứng này không xuất hiện như:

- Ăn uống đều đặn: Kế hoạch mỗi bữa ăn của bạn cần được lên một cách khoa học, ăn đúng bữa, đúng liều lượng cần thiết sẽ giúp bạn kiểm soát được giá trị đường huyết trong mức phạm vi mục tiêu.

- Vận động cơ thể an toàn: Hoạt động thể chất luôn được khuyến cáo với người bệnh tiểu đường, nhưng bạn nên biết cách tập luyện sao cho khoa học. Ví dụ bạn mới bắt đầu đi bộ, ngày đầu tiên chỉ nên đi từ 5 - 10 phút, sau đó tăng dần trong các buổi tiếp theo. Mỗi khi đi tập, bạn cũng có thể để sẵn mấy viên kẹo trong túi áo hoặc uống 1/4 cốc nước ép hoa quả.

- Kiểm soát đường huyết thường xuyên: Bạn nên sắm cho mình một chiếc máy đo đường huyết để có thể kiểm tra đường máu tại nhà mà không nhất thiết phải đến bệnh viện. Lập bảng theo dõi đường huyết tại những thời điểm cố định trong ngày, hoặc khi bạn có những dấu hiệu bất thường sẽ giúp bạn xác định được mức đường huyết tối thiểu mình nên đạt được, từ đó làm giảm nguy cơ bị hạ đường huyết.

Để ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường.

Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận